Làm mới sợi mì truyền thống bằng sắc màu tự nhiên của rau củ

Phan Việt Toàn |

Cơ sở Sản xuất thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo là mô hình khởi nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh hiệu quả của chị Lê Thị Phượng ở thôn Đồng Văn, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị).

Với sự cần cù, chịu khó lại nhanh nhạy trong tư duy, chị Phượng đã xây dựng được mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, vừa phát triển kinh tế gia đình, vừa tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều chị em phụ nữ tại địa phương.

Từ năm 2017, chị Phượng bắt đầu sản xuất các sản phẩm thực phẩm từ nguồn nguyên liệu nông sản sạch tại địa phương như bột ngũ cốc, trà dưỡng tâm... Đến năm 2021, chị tìm hiểu thêm quy trình sản xuất mì sợi có bổ sung các loại rau củ sạch nhằm tạo sự khác biệt, tăng dinh dưỡng cho sản phẩm.

Cơ sở sản xuất mì sợi rau củ của chị Lê Thị Phượng - Ảnh: V.T
Cơ sở sản xuất mì sợi rau củ của chị Lê Thị Phượng - Ảnh: V.T
Nguồn nguyên liệu để bổ sung vào mì sợi rau củ là các nông sản ở địa phương, được canh tác theo hướng hữu cơ, sau khi thu hoạch được sơ chế, sấy khô để chiết xuất tinh chất. Chị Phượng cho biết, tinh chất của rau củ sẽ được trộn với bột mì và giữ ở nhiệt độ thấp để tăng độ dai cho sợi mì. Các công đoạn ủ bột, cán sợi, cắt sợi được thực hiện theo quy trình kỹ thuật, không sử dụng bất kỳ chất bảo quản, phụ gia nào và tuân thủ chặt chẽ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Hàm lượng rau củ trong mì sợi chiếm khoảng 30% - 40%, phù hợp với nhu cầu người dùng trong mỗi bữa ăn. Mì sau khi chế biến thành sợi sẽ được cuốn lại, công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay và kinh nghiệm của người làm”, chị Phượng chia sẻ.

Hiện nay, cơ sở Thiện Bảo sản xuất được sản phẩm mì sợi với nhiều màu sắc khác nhau như: màu vàng từ củ nghệ và bí đỏ, màu xanh từ rau bó xôi, màu nâu từ củ dền, màu cam từ quả gấc và cà rốt, màu tím từ khoai lang tím, màu hồng từ thanh long đỏ, màu xanh dương từ hoa đậu biếc, màu trắng từ hạt sen, màu đen từ hạt mè đen...

Hiện tại sản phẩm mì rau củ Thiện Bảo đã có tem truy xuất nguồn gốc mã vạch, mã code, gửi bán tại một số sàn thương mại điện tử như Shoppe, Lazada và một số trang bán hàng trên mạng xã hội. Mỗi năm cơ sở sản xuất từ 18 - 20 tấn bột mì rau củ, mang lại doanh thu 1 - 1,2 tỉ đồng, trong đó lợi nhuận khoảng 20%. Cơ sở giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động với mức tiền công từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng và nhiều lao động mùa vụ tại địa phương.

Chị Lê Thị Liên, nhân viên cơ sở sản xuất thực phẩm dinh dưỡng Thiện Bảo cho biết: “Vào đây học việc khoảng 1 tháng thì tôi được nhận vào làm chính thức nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của chị Phượng. Tôi gắn bó với cơ sở sản xuất tròn 2 năm, nhờ công việc ổn định, gần nhà nên tôi vừa có thu nhập trang trải cuộc sống, vừa có điều kiện chăm sóc gia đình nên rất thuận lợi”.

Hiện nay, mô hình sản xuất mì sợi rau củ của chị Phượng bên cạnh tạo việc làm cho lao động địa phương, còn kết nối tiêu thụ nông sản địa phương, giúp nhiều chị em phụ nữ tận dụng nguồn đất của gia đình canh tác nông nghiệp sạch, mang lại hiệu quả kinh tế bền vững.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

[Infographics] Tôn vinh giá trị của bánh mỳ trong nền ẩm thực Việt Nam

PV |

Với 120 gian hàng của các nhà hàng, tiệm bánh mỳ, nhà cung cấp trong và ngoài nước, Lễ hội Bánh mỳ Việt Nam lần thứ nhất năm 2023 được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị của bánh mỳ trong ẩm thực Việt Nam.

Liên hoan ẩm thực Lào diễn ra từ 24/1

Tổng hợp |

Lễ hội ẩm thực Lào sẽ diễn ra trong các ngày từ 24-28/1 tới tại công viên Chao Anouvong, khu vực bờ sông trung tâm thành phố Vientiane.

Công bố 121 món ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

PV |

Ngày 22/12, Hiệp hội Văn hóa và Ẩm thực Việt Nam (VCCA) phối hợp cùng một số đơn vị tổ chức Lễ công bố Hành trình tìm kiếm giá trị văn hóa ẩm thực Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam có tên trong danh sách các nước có nền ẩm thực hàng đầu thế giới

Thanh Mai |

Ngoài phở, The Travel còn gợi ý du khách có thể thưởng thức thêm nem (chả giò) và bánh mì trong thời gian ở Việt Nam.