Làm sao để 1ha tôm thu 23 tỉ đồng?

Nhật Hồ |

Lao Động ngày 31.7 có thông tin Bạc Liêu 1ha nuôi tôm thu đến 23 tỉ đồng/năm. Ngay sau thông tin đăng tải, nhiều ý kiến cho rằng khó đạt đến mức này. Tuy nhiên, tại Bạc Liêu, chuyện nuôi tôm năng suất cao đã diễn ra nhiều năm nay nên doanh thu như vậy là không hiếm. Dù vậy để đạt doanh thu “khủng” này không phải chuyện dễ.

Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi tại Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong bể tròn nổi tại Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)

Thu 23 tỉ phải có 17 tỉ đồng trong túi

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trên bể tròn nổi đã được khẳng định tại Bạc Liêu. Ông Phạm Hoàng Giang, Chi cục thủy sản, Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bạc Liêu cho biết: “Bạc Liêu đã xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm. Hiện tại Bạc Liêu đã xây dựng 6 mô hình nuôi tôm đã được phổ biến và nhân rộng trên địa bàn. Mô hình có hiệu quả nhất và là có doanh thu cao nhất là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh trong bể tròn nổi”.

Bên trong mô hình nuôi tôm thu 23 tỉ đồng/ha/năm (ảnh Nhật Hồ)
Bên trong mô hình nuôi tôm thu 23 tỉ đồng/ha/năm (ảnh Nhật Hồ)

Bể tròn nổi (không tiếp đất), hay nói cách khác là người ta dựng lên cái bể tròn trên mặt đất, sau đó thả tôm vào nuôi. Dĩ nhiên bể nổi được bao trong nhà kính với đầy đủ công nghệ từ khâu tạo khí ô xy, vệ sinh, cấp thoát nước, cho ăn tự động…

Để đầu tư 1 cái bể nổi cần đến trên 1 tỉ đồng. 1ha diện tích chỉ bố trí tối đa 4 bể nuôi còn lại là bể lắng, ao lắng và các công trình phụ trợ.

Mỗi năm thu hoạch 3 vụ tôm cho mô hình này, với giá tôm thẻ chân trắng tạm tính 130.000 đồng/kg cho cỡ tôm 40 con/kg, có thể thu về trên 23 tỉ đồng/năm.

Tuy nhiên, để có mức doanh thu này, nhà đầu tư cần đến 17,1 tỉ đồng cho tất cả các công đoạn nuôi: Vật tư, giống, thức ăn, vệ sinh, công chăm sóc, thuốc vật tư thủy sản…

Chính vì vậy, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về lên đến 6.3 tỉ đồng/năm.

Đại diện Công ty TNHH MTV Long Mạnh (Thành phố Bạc Liêu), đơn vị áp dụng mô hình này cho biết: “Để có mức lợi nhuận 6,3 tỉ đồng cần đầu tư trên 17 tỉ đồng, điều này thật sự là rào cản đối với người nông dân và doanh nghiệp ít vốn và cả quy trình kỹ thuật, công nghệ nuôi”.

Bên trong mô hình thu 23 tỉ đồng/ha/năm ở Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)
Bên trong mô hình thu 23 tỉ đồng/ha/năm ở Bạc Liêu (ảnh Nhật Hồ)

Nhiều lựa chọn cho người ít vốn

Theo Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, mô hình nuôi siêu thâm canh bể nổi không phải ai cũng thực hiện được. Chính vì vậy, Bạc Liêu xây dựng nhiều mô hình (đã thành công) để người nuôi lựa chọn tùy vào khả năng của mình.

Nuôi tôm trên ao đất trải bạt, chi phí 8,1 tỉ đồng, doanh thu 18,2 tỉ đồng lợi nhuận 10,1 tỉ đồng.

Người dân ít vốn hơn có thể lựa chọn mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh cũng có mức doanh thu 2,8 tỉ đồng/ha/năm vốn đầu tư 1,8 tỉ đồng, lợi nhuận 800 triệu đồng. Hay nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh cũng cho lợi nhuận 420 triệu đồng trong khi đầu tư chi phí 840 triệu đồng.

Nuôi tôm trong bể nổi tròn có vốn đầu tư rất lớn (ảnh Nhật Hồ)
Nuôi tôm trong bể nổi tròn có vốn đầu tư rất lớn (ảnh Nhật Hồ)

Riêng mô hình nuôi quảng cảnh kết hợp có vốn đầu tư thấp hơn, chỉ 35 triệu đồng, nhưng lợi nhuận thu về 25 triệu đồng/ha/năm; mô hình tôm lúa chi phí 40 triệu đồng, lợi nhuận trên 44 triệu đồng.

Giám đốc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly nhận định: Bạc Liêu xây dựng đa dạng môi hình nuôi để người dân lựa chọn. Đối với các mô hình siêu thâm canh tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư có vốn, kỹ thuật tham gia nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Tại sao người dân không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất?

Hồ Nguyên Kha |

Hiện nay, trong quá trình sử dụng đất, người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị muốn chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên, một trong những nguyên tắc bắt buộc là phải sử dụng đúng mục đích đất được giao và pháp luật cũng quy định người dân được phép chuyển đổi. Vậy nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà nguyện vọng của người dân vẫn chưa được đáp ứng.

Cam Lộ: Đầu tư gần 2 tỷ đồng xây dựng mô hình cây ăn quả hữu cơ công nghệ cao

Anh Vũ |

UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) vừa có Quyết định số 1412/QĐ-UBND về việc phê duyệt thuyết minh dự án “Sản xuất cây ăn quả hữu cơ công nghệ cao theo chương trình OCOP” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020.

Hải Lâm khai thác thế mạnh vùng gò đồi

Hoài Nhung |

Đến vùng gò đồi Hải Lâm (Hải Lăng, Quảng Trị) hôm nay, chúng tôi cảm nhận nhiều sự đổi thay và phát triển. Vùng gò đồi từng là nơi hoang vu, khô cằn sỏi đá giờ đã phủ màu xanh của cây cao su, cây ăn quả, các trang trại, gia trại chăn nuôi… Những kết quả đó có được từ sự chỉ đạo đúng đắn, hiệu quả của chính quyền địa phương, đặc biệt là những nỗ lực của người dân Hải Lâm đã đánh thức tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi, mở ra các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi theo hướng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thu lợi hàng tỷ đồng mỗi năm từ nuôi ốc hương

Phan Việt Toàn |

Là một người dân sống, lập nghiệp và phát triển kinh tế ở vùng biển, với bản tính thích tìm tòi, chịu khó học hỏi, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào phát triển sản xuất, đưa những đối tượng thủy sản mới vào nuôi trồng.