Lối mở để Hải Lăng trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp

Thanh Lê |

Vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (CNTTCN), thương mại- dịch vụ (TM-DV), cơ hội càng được khẳng định hơn từ khi Khu kinh tế Đông Nam được thành lập, huyện Hải Lăng được xác định là “vùng lõi” với nhiều dự án động lực. Với tiềm năng, lợi thế đó, thời gian qua, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, cụ thể hóa các cơ chế, chính sách liên quan của trung ương, của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế nhằm góp phần đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, TM-DV trên địa bàn.

Để tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, thời gian qua, CN-TTCN và xây dựng trên địa bàn huyện Hải Lăng có bước phát triển mạnh, giá trị sản xuất không ngừng tăng qua các năm. Trong giai đoạn từ 2015-2020, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,7%/năm, đã thu hút thêm 17 dự án đầu tư vào địa phương với tổng vốn đăng ký là 1.055 tỉ đồng. Trong đó có thêm 12 dự án đầu tư vào 3 cụm công nghiệp gồm Diên Sanh, Hải Thượng, Hải Chánh, đưa tổng số dự án trong các cụm công nghiệp tăng lên 24 dự án, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 2.500 lao động địa phương và các vùng lân cận.

Nhiều lao động địa phương đã tìm được việc làm ổn định tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng - Ảnh: T.L​
Nhiều lao động địa phương đã tìm được việc làm ổn định tại các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Hải Lăng - Ảnh: T.L​

Cùng với đó, tỉ lệ lấp đầy các cụm công nghiệp cũng tăng lên, như Cụm công nghiệp Diên Sanh đạt 77,8%; Cụm công nghiệp Hải Thượng 54,7% và Cụm công nghiệp Hải Chánh 32,5%. Kế hoạch cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cũng được huyện triển khai thực hiện tốt. Các chính sách về hỗ trợ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, phát triển TTCN, TM- DV được huyện ban hành. Đã hình thành nhiều cơ sở sản xuất mới có hiệu quả, nhất là các cơ sở sản xuất giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Tính đến nay, trên địa bàn đã hình thành 2.340 cơ sở CN-TTCN, giải quyết việc làm cho 7.474 lao động, tăng 226 cơ sở và 3.219 lao động so với năm 2015.

Bên cạnh đó, TM-DV trên địa bàn huyện tiếp tục có bước phát triển khá, tốc độ tăng trưởng đạt 15,59%/năm, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế (35,89%). Địa phương đã thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng mới thêm 6 chợ nông thôn, nâng tổng số chợ nông thôn trên địa bàn lên 14 chợ, hình thành 2 điểm TM-DV theo quy hoạch nông thôn mới, đó là điểm thương mại dịch vụ tại xã Hải Thượng và Hải Hưng. Tính đến nay, toàn huyện đã có 4.446 cơ sở hoạt động TM-DV, thu hút 6.402 lao động. Công tác xúc tiến thương mại các sản phẩm đặc trưng, chủ lực của huyện cũng được quan tâm đẩy mạnh thực hiện. Đã có 53 sản phẩm của địa phương được giới thiệu và tiếp cận với thị trường thông qua các điểm trưng bày sản phẩm tại các xã, thị trấn, trong đó có 8 sản phẩm được chọn làm sản phẩm OCOP…

Công tác quy hoạch, đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội trên địa bàn tiếp tục được đổi mới, nâng cao hiệu quả, huy động vốn đầu tư vào các dự án trọng điểm của địa phương. Huyện đã quy hoạch chi tiết khu đô thị La Vang, quy hoạch phát triển quỹ đất ở nông thôn, các công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn. Nhận diện vùng quy hoạch để thu hút các dự án đầu tư khu công nghiệp- đô thị VSIP8. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của huyện và tỉnh, đặc biệt là các dự án động lực đầu tư vào Khu kinh tế Đông Nam theo tiến độ của các dự án... Để tạo điều kiện cho Khu kinh tế Đông Nam phát triển, Hải Lăng đã phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham gia quy hoạch phân khu tại khu kinh tế phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Hoàn thành đầu tư đường trục dọc và 2 khu tái định cư, 6 dự án được tỉnh quyết định chủ trương đầu tư, khởi công và đang triển khai xây dựng với tổng số vốn đăng ký trên 71.000 tỉ đồng, tổng số lao động tham gia khoảng 4.500 người.

Xác định sản xuất CN-TTCN là ngành kinh tế trọng tâm, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nên trong thời gian tới, huyện Hải Lăng phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 17-18%/năm, đến năm 2030, Hải Lăng trở thành huyện trọng điểm về công nghiệp của tỉnh. Để đạt mục tiêu đề ra, huyện sẽ tiếp tục thu hút có sự lựa chọn các dự án đầu tư vào địa bàn gắn với đảm bảo bền vững về môi trường và giải quyết đầu ra cho sản phẩm. Tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xúc tiến đầu tư vào các cụm công nghiệp, phấn đấu đến năm 2025 tỉ lệ lấp đầy 3 Cụm công nghiệp Diên Sanh, Hải Thượng, Hải Chánh đạt 100%. Đồng thời chú trọng phát triển mạnh các điểm CN-TTCN đã quy hoạch, quy hoạch bổ sung các điểm công nghiệp dọc tuyến Quốc lộ 15D và khu vực ngã 5 đường Thượng- Hưng…Tích cực phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh thu hút đầu tư có lựa chọn vào Khu kinh tế Đông Nam, Khu đô thị- công nghiệp VSIP8 và các điểm dịch vụ làm vệ tinh. Phát triển năng lượng sạch, điện gió, điện mặt trời theo quy hoạch. Để tiếp tục phát triển các loại hình TMDV, du lịch, thời gian tới huyện Hải Lăng sẽ nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng và hoạt động của các chợ, phát triển các điểm thương mại dịch vụ tại các xã theo quy hoạch…

Đối với ngành du lịch, Hải Lăng tiếp tục thu hút đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng để phát triển du lịch, các loại hình dịch vụ du lịch. Hình thành các tour, tuyến du lịch kết hợp giữa du lịch tâm linh và các di tích lịch sử, cách mạng, du lịch tham quan kết hợp với nghỉ dưỡng…Phấn đấu đến năm 2025, địa phương sẽ thu hút khoảng 280.000 lượt khách du lịch, doanh thu ngành du lịch đạt 36,5 tỉ đồng/năm.

Tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng thị trấn Diên Sanh, đô thị La Vang, Mỹ Chánh, hình thành đô thị vùng biển. Quy hoạch, xây dựng khu tái định cư VSIP8, các khu nhà nghỉ chuyên gia, nhà ở công nhân thuộc Khu kinh tế Đông Nam đảm bảo các tiêu chí đô thị, hoàn thành khu tái định cư Hải An, Hải Khê…

Khu kinh tế Đông Nam đang từng bước được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án động lực cũng được các nhà đầu tư triển khai xây dựng. Cùng với đó, tuyến đường 15D nối Cửa khẩu quốc tế La Lay với cảng biển nước sâu Mỹ Thủy; tuyến đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn; khu công nghiệp- đô thị VSHIP8…tạo ra những cơ hội, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng nói chung và ngành CN-TTCN, TM-DV trên địa bàn nói riêng. Đây thực sự là lối mở để Hải Lăng sớm trở thành huyện trọng điểm về phát triển công nghiệp của tỉnh trong tương lai.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trên những miền quê đáng sống

Đức Việt |

Song song với chất lượng cuộc sống của Nhân dân ngày càng tăng lên thì điều để lại nhiều ấn tượng sau khi về đích nông thôn mới trên những làng quê ở huyện Cam Lộ là đã tạo được không gian xanh mát đầy sức sống, môi trường trong lành; Nhân dân phấn chấn thi đua lao động sản xuất, hăng hái làm giàu trên chính quê hương mình.

Tân Lập chuyển mình trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây (EWEC)

Nguyễn Đăng Thái |

Tân Lập là một xã kinh tế mới thuộc huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, được thành lập từ tháng 9 năm 1975, với một bộ phận Nhân dân từ các xã Triệu Sơn, Triệu Trung, Triệu Tài, Triệu Thuận của huyện Triệu Phong theo chủ trương di dân tái định cư, đưa một bộ phận nhân dân từ đồng bằng lên miền núi xây dựng miền quê mới, cùng sinh sống với người Vân Kiều của thuộc bản Bù, bản Cồn, bản Vây đã định cư lâu năm.


Hiệu quả ở Hợp tác xã nông sản Tây Vĩnh Thủy

PV |

Mặc dù chỉ mới đi vào hoạt động được hơn 2 năm, tuy nhiên nhờ xác định hướng đi đúng đắn, mạnh dạn đầu tư vào sản xuất cùng sự đoàn kết của các thành viên, Hợp tác xã (HTX) Kinh doanh và Dịch vụ nông sản Tây Vĩnh Thủy, xã Vĩnh Thủy  (Vĩnh Linh, Quảng Trị) bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực, trở thành điểm sáng của phong trào xây dựng HTX kiểu mới tại huyện Vĩnh Linh.

'Cần nhận diện Thừa Thiên-Huế trên cơ sở tiềm năng khác biệt'

Đỗ Trưởng |

Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế về việc công bố chuẩn y nhân sự và chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025.