Mô hình chi hội và tổ hội nghề nghiệp ở Triệu Phong phát huy hiệu quả

Ngọc Trang |

Những năm qua, các chi hội và tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Qua đó, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên nông dân, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chi hội nghề nghiệp “Sản xuất nước mắm truyền thống Gia Đẳng xã Triệu Lăng” được thành lập vào năm 2019 với 23 thành viên. Qua hơn 2 năm hoạt động, chi hội đã giúp cho các thành viên đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo trong làm ăn. Đặc biệt, nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh nên chất lượng sản phẩm của người dân luôn đảm bảo, có chỗ đứng trên thị trường, đem lại thu nhập ổn định và có thêm điều kiện mở rộng mô hình kinh tế của gia đình.

Chi hội trưởng Chi hội nghề nghiệp “Sản xuất nước mắm truyền thống Gia Đẳng xã Triệu Lăng” Lê Ngọc Ý cho biết: “Sau khi thành lập, chi hội không ngừng đổi mới, đa dạng hóa mô hình, tổ chức sản xuất theo hướng thiết thực, hiệu quả, tập hợp, gắn bó thành viên có chung lợi ích và trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo ra cơ chế tự liên kết trong sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị. Các thành viên trong chi hội đã chia sẻ những bí quyết chế biến nước mắm cho nhau và thống nhất cách thức chế biến để cho ra sản phẩm chất lượng cao bán ra thị trường. Để sản phẩm của thành viên được tiêu thụ dễ dàng hơn, trên nhãn hiệu nước mắm Gia Đẳng thống nhất một logo. Nhờ đẩy mạnh hợp tác làm ăn nên thu nhập của các thành viên ổn định, bình quân mỗi tháng, mỗi thành viên sản xuất khoảng 800 - 1.000 lít nước mắm, với giá bán hiện nay 40 nghìn đồng/ lít, doanh thu đạt khoảng 40 triệu đồng”.

Các thành viên Tổ hội nghề nghiệp mộc mỹ nghệ thôn Đại Hào, xã Triệu Đại trao đổi kinh nghiệm làm ra sản phẩm chất lượng - Ảnh: N.T
Các thành viên Tổ hội nghề nghiệp mộc mỹ nghệ thôn Đại Hào, xã Triệu Đại trao đổi kinh nghiệm làm ra sản phẩm chất lượng - Ảnh: N.T

Còn đối với Tổ hội nghề nghiệp mộc mỹ nghệ thôn Đại Hào, xã Triệu Đại, nhờ tích cực trao đổi những ý tưởng, sáng tạo với nhau nên các thành viên trong tổ đã có nhiều sản phẩm mộc mỹ nghệ với mẫu mã đẹp mắt, độ bền cao, giá cả hợp lý, được khách hàng trong và ngoài địa phương ưa chuộng. Do đó, thu nhập của thành viên được cải thiện, bình quân mỗi tháng khoảng hơn 10 triệu đồng/người. Tổ hội trưởng Tổ hội nghề nghiệp mộc mỹ nghệ thôn Đại Hào Nguyễn Ngọc Hoàng chia sẻ: “Trước đây, khi học nghề xong đa số thợ mộc về tự làm ở nhà, hiệu quả kinh tế không cao. Vì thế, khi có chủ trương thành lập tổ hội, các thợ mộc đều hăng hái tham gia. Quá trình hoạt động, các thành viên tích cực học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, thường xuyên góp ý để làm ra các sản phẩm có mẫu mã phong phú, đẹp mắt. Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng nguồn quỹ để giúp đỡ các hội viên có hoàn cảnh khó khăn”.

Sau khi Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ban hành Đề án số 24-ĐA/HNDTW, ngày 23/6/2016 về xây dựng chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân huyện Triệu Phong đã tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên có chung ngành nghề sản xuất tham gia thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Tổ chức xây dựng, ra mắt các chi, tổ hội điểm nghề nghiệp để rút kinh nghiệm và nhân rộng trên địa bàn huyện. Đến nay, toàn huyện có 1 chi hội nghề nghiệp và 11 tổ hội nghề nghiệp với trên 200 thành viên tham gia. Sau khi thành lập và đi vào hoạt động, các chi, tổ hội nghề nghiệp đã xây dựng quy chế hoạt động thiết thực, phù hợp với tình hình sản xuất của tổ hội. Định kỳ hằng tháng, tổ chức sinh hoạt với nội dung đa dạng, phong phú như trao đổi thông tin về thời tiết nông vụ, thị trường, giá cả, thiết bị, vật tư nông nghiệp, phương tiện sản xuất, các loại giống cây trồng, vật nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, đàn gia súc, gia cầm; chia sẻ kinh nghiệm sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sáng kiến, sáng tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; cách thức lập dự án sản xuất, kinh doanh, thủ tục vay vốn, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn vay… Qua đó, tạo sự gắn kết giữa các hội viên khi có chung lợi ích, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tạo sự cạnh tranh hàng hóa trên thị trường.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Triệu Phong Phạm Xuân Hiệp cho biết: “Thời gian tới, hội tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động của chi, tổ hội nghề nghiệp. Kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ các chi hội, tổ hội; tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các cơ chế chính sách của trung ương, của tỉnh về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là cơ chế khuyến khích phát triển kinh tế, các mô hình phát triển kinh tế tập thể, liên kết chuỗi giá trị, sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương, sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn. Hỗ trợ các điều kiện và nguồn lực cho các chi hội, tổ hội nghề nghiệp có điều kiện phát triển bền vững. Phối hợp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn liên kết sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị và thương hiệu sản phẩm cho các chi hội, tổ hội nghề nghiệp. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng, nhân rộng những mô hình mới, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Nghề đan tấm nan thuyền ở thôn Mỹ Thủy

Hiếu Giang |

Khoảng 10 năm trở lại đây, một số hộ dân ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã gắn bó với nghề đan tấm nan tre để cung cấp cho các cơ sở đóng thuyền trên địa bàn xã. Nghề này không chỉ là một công đoạn quan trọng hỗ trợ đắc lực cho nghề đóng thuyền mà còn tạo thêm việc làm và thu nhập cho các hộ dân theo nghề.

Tạo việc làm cho nhiều lao động từ nghề gia công tóc giả

Bảo Bình |

Khởi nghiệp với nghề còn mới mẻ trên địa bàn tỉnh là làm tóc giả, đến nay, cơ sở gia công tóc giả do chị Nguyễn Thị Tuyên (sinh năm 1997), ở thôn Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) làm chủ đã góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập hằng tháng tương đối tốt.

Làng nghề làm hương Thủy Xuân - Nơi lưu giữ hồn Việt

PV |

Cách thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam là làng hương lớn nhất xứ Huế - làng hương Thủy Xuân, nổi tiếng với nghề làm hương trầm hàng trăm năm nay.

Làng nghề mứt gừng Mỹ Chánh 'nhộn nhịp' vào vụ đón Tết

PV |

Nổi tiếng gần xa bởi nét độc đáo, hương vị đặc trưng riêng biệt, mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng nghề truyền thống mứt gừng Mỹ Chánh, tỉnh Quảng Trị lại “đỏ lửa” nhộn nhịp vào vụ.