“OCOP” của miền sương ngọt

Lê Trường |

Tạo thương hiệu cho sản vật địa phương

Xứ Cùa là tên gọi chung của vùng đất gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa, thuộc huyện Cam Lộ. Vùng đất ba dan màu mỡ này là xứ sở của những rừng cao su xanh ngát, của tiêu nồng, chè thơm… Sau ngày tái lập huyện, người dân nơi đây đã biết tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống ấm no.

Với tổng diện tích 178 ha cây hồ tiêu hiện có, đặc sản tiêu Cùa nổi tiếng từ xa xưa đã được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu và đạt giải thưởng “Chất lượng quốc tế thế kỷ, hạng vàng”. Đặc biệt, năm 2019, sản phẩm Hạt tiêu Cùa của HTX nông nghiệp dịch vụ hồ tiêu Cùa đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ là huyện NTM đầu tiên của Quảng Trị đang ngày càng thay da đổi thịt
Thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ là huyện NTM đầu tiên của Quảng Trị đang ngày càng thay da đổi thịt
Vùng Cùa hôm nay ngút ngàn màu xanh của sự ấm no
Vùng Cùa hôm nay ngút ngàn màu xanh của sự ấm no
Bà con Nhân dân vùng Cùa thu hoạch cây hồ tiêu
Bà con Nhân dân vùng Cùa thu hoạch cây hồ tiêu
HTX nông nghiệp dịch vụ hồ tiêu Cùa áp dụng công nghệ sấy khô trước khi đóng gói sản phẩm
HTX nông nghiệp dịch vụ hồ tiêu Cùa áp dụng công nghệ sấy khô trước khi đóng gói sản phẩm


Giám đốc HTX nông nghiệp dịch vụ hồ tiêu Cùa Trần Hà cho biết, thời gian qua, HTX đã huy động nguồn lực từ các thành viên để đầu tư xây dựng cơ sở, máy móc đáp ứng quy trình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ hạt tiêu Cùa. Trong đó, chú trọng khâu trồng, chăm sóc cây hồ tiêu theo hướng hữu cơ; đầu tư thiết bị theo từng công đoạn. Nhờ đó, sản phẩm hồ tiêu của HTX luôn bảo đảm đầu ra ổn định, giá bán thường cao hơn.

Ông Trần Hà chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để xin nâng hạng đối với sản phẩm Hồ tiêu Cùa lên 4 sao OCOP”
Ông Trần Hà chia sẻ: “Chúng tôi đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để xin nâng hạng đối với sản phẩm Hồ tiêu Cùa lên 4 sao OCOP”

“Hiện sản phẩm Hạt tiêu Cùa của HTX chúng tôi vừa được Trung tâm Kiểm nghiệm và Chứng nhận chất lượng TQC, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp Giấy chứng nhận hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (Hazard Analysis and Critical Control Points - HACCP). Đây là điều kiện quan trọng khi tham gia vào thương mại quốc tế và là yếu tố chủ chốt để sản phẩm nâng lên hạng OCOP 4 sao”, ông Hà thông tin thêm.

Trong số những sản phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP của huyện Cam Lộ có không ít là những sản vật của địa phương. Qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu và đầu tư, các sản vật này đã khẳng định chất lượng và được người tiêu dùng đón nhận. Sản phẩm OCOP 3 sao “Gà Cùa Tâm Bắc” của gia đình anh Vũ Văn Bắc, ở thôn Đoàn Kết, xã Cam Chính là một trong số đó.

Gia đình anh Vũ Văn Bắc một năm nuôi gối vụ khoảng 4-5 lứa, mỗi lứa khoảng 1.400-1.500 con
Gia đình anh Vũ Văn Bắc một năm nuôi gối vụ khoảng 4-5 lứa, mỗi lứa khoảng 1.400-1.500 con

Theo Anh Bắc: “Từ khi đạt chứng nhận OCOP đã giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm gà Cùa tốt hơn nên việc tiêu thụ cũng dễ dàng. Điểm khác biệt của gà Cùa là được nuôi, chăm sóc và chế biến thành phẩm theo quy trình an toàn sinh học VietGap; sản phẩm được làm sạch, đóng gói hút chân không trước khi đưa ra thị trường. Yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng chính là độ thơm ngon đặc trưng của thịt gà”.

Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học của anh Vũ Văn Bắc
Mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học của anh Vũ Văn Bắc

Từ Đề án phát triển thương hiệu gà Cùa của huyện Cam Lộ, Tổ hợp tác gà Cùa với sự tham gia của 10 hộ gia đình đã ra đời. Trung bình mỗi tháng, các hộ trong tổ hợp tác xuất bán khoảng 3.000 con gà thịt. Thị trường chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn ở TP. Đông Hà, thị trấn Khe Sanh, Lao Bảo và một số đơn hàng ở Huế, TP. Hồ Chí Minh. Đây là tín hiệu tích cực cho việc khôi phục, duy trì và phát triển mô hình chăn nuôi gà Cùa theo chuẩn OCOP.

Sản phẩm gà Cùa của gia đình anh Vũ Văn Bắc đóng gói hút chân không trước khi đến tay người tiêu dùng
Sản phẩm gà Cùa của gia đình anh Vũ Văn Bắc đóng gói hút chân không trước khi đến tay người tiêu dùn

Ngoài những sản vật địa phương như hạt tiêu Cùa, gà Cùa đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, còn có Tinh bột nghệ Cùa (Hộ kinh doanh Lê Thị Mỹ Linh, xã Cam Chính), Gạo Bắc thơm số 7 (HTX dịch vụ nông nghiệp Cam An, xã Thanh An).

Ảnh ghép các sản phẩm: tinh bột nghệ, gạo bắc thơm, tiêu cùa….
Ảnh ghép các sản phẩm: tinh bột nghệ, gạo bắc thơm, tiêu cùa….
Ảnh ghép các sản phẩm: tinh bột nghệ, gạo bắc thơm, tiêu cùa….
Ảnh ghép các sản phẩm: tinh bột nghệ, gạo bắc thơm, tiêu cùa….
Ảnh ghép các sản phẩm: tinh bột nghệ, gạo bắc thơm, tiêu cùa….
Ảnh ghép các sản phẩm: tinh bột nghệ, gạo bắc thơm, tiêu cùa….

Nâng tầm OCOP bằng ứng dụng khoa học công nghệ

Để ngày càng có nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP nhằm nâng cao giá trị nông sản địa phương, huyện Cam Lộ luôn quan tâm, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất.

HTX Dược liệu Trường Sơn từ khi thành lập đến nay, đã quan tâm đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại. Nhờ đó, sản phẩm tinh chất dưỡng da cho mẹ và bé Peamom, tinh dầu tràm ngâm củ ném Mộc San đã được công nhận xếp hạng OCOP 4 sao và sản phẩm tinh chất lá tắm thảo dược cho bé đạt OCOP 3 sao.

Hệ thống sản xuất tinh dầu của HTX Dược liệu Trường Sơn có công suất chế biến 250 lít tinh dầu/ngày
Hệ thống sản xuất tinh dầu của HTX Dược liệu Trường Sơn có công suất chế biến 250 lít tinh dầu/ngày
HTX Dược liệu Trường Sơn áp dụng máy in hạn sử dụng bán tự động trên tất cả các sản phẩm
HTX Dược liệu Trường Sơn áp dụng máy in hạn sử dụng bán tự động trên tất cả các sản phẩm

 Giám đốc HTX Dược liệu Trường Sơn Lê Thanh Huệ cho biết, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, HTX đã đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất, chế biến tự động và bán tự động theo từng công đoạn. Trong đó, với sự hỗ trợ từ Chi cục PTNT (Sở NN và PTNT) và Sở Khoa học Công nghệ, HTX đã lắp đặt thêm máy nhủ hoa để trộn tinh dầu, dây chuyền loại bỏ tạp chất và đóng gói. Dây chuyền đạt công suất chế biến 250 lít tinh dầu/ngày (tương đương 5.000 sản phẩm các loại). Ngoài ra, hiện nay chúng tôi đang tập trung phát triển 12 ha vùng nguyên liệu sạch theo hướng hữu cơ tại xã Cam Thủy.

Giám đốc HTX Dược liệu Trường Sơn Lê Thanh Huệ (trích dẫn câu nói “Đạt các tiêu chuẩn xếp hạng của OCOP giúp các sản phẩm của HTX chúng tôi nâng cao giá trị và uy tín trên thị trường. Qua đó, được người tiêu dùng biết đến và đón nhận nhiều hơn”)
Giám đốc HTX Dược liệu Trường Sơn Lê Thanh Huệ (trích dẫn câu nói “Đạt các tiêu chuẩn xếp hạng của OCOP giúp các sản phẩm của HTX chúng tôi nâng cao giá trị và uy tín trên thị trường. Qua đó, được người tiêu dùng biết đến và đón nhận nhiều hơn”)
Sản phẩm ocop tinh dầu tràm ngâm củ ném Mộc San được người tiêu dùng đón nhận
Sản phẩm ocop tinh dầu tràm ngâm củ ném Mộc San được người tiêu dùng đón nhận

“Đạt các tiêu chuẩn xếp hạng của OCOP giúp các sản phẩm của HTX chúng tôi nâng cao giá trị và uy tín trên thị trường. Qua đó, được người tiêu dùng biết đến và đón nhận nhiều hơn. Hiện chúng tôi đang tìm kiếm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài và hoàn thiện các chứng nhận chất lượng quốc tế để xin nâng hạn sản phẩm lên 5 sao”, anh Huệ thông tin.

Đối với Công ty TNHH MTV Từ Phong đóng tại Cụm Công nghiệp Cam Thành, những năm qua, đơn vị đã nỗ lực tập trung đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới hệ thống dây chuyền sản xuất nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn chú trọng phát triển vùng nguyên liệu tập trung 12 ha ở xã Cam Thành.

Công nhân Công ty TNHH MTV Từ Phong gắn tem OCOP lên sản các phẩm
Công nhân Công ty TNHH MTV Từ Phong gắn tem OCOP lên sản các phẩm

Nhờ vậy, đến nay, sản phẩm của Công ty TNHH MTV Từ Phong đã có mặt tại các hệ thống phân phối bán hàng lớn trong cả nước, như: Aeon Việt Nam; Co.op mart, hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Hiện tại, công ty có 4/7 sản phẩm được công nhận OCOP. Trong đó, sản phẩm dầu lạc nguyên chất và dầu mè nguyên chất Super Green đạt 4 sao và sản phẩm Bơ đậu phộng nguyên chất Super Green đạt 3 sao.

Sản phẩm của Công ty TNHH MTV Từ Phong có mặt ở nhiều hệ thống phân phối bán hàng lớn trong cả nước
Sản phẩm của Công ty TNHH MTV Từ Phong có mặt ở nhiều hệ thống phân phối bán hàng lớn trong cả nước

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Từ Phong Từ Linh Vũ cho biết, trung bình mỗi tháng công ty xuất bán khoảng 15-20.000 sản phẩm các loại. Trong đó, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP chiếm 60 % sản lượng tiêu thụ. “Đây là động lực để chúng tôi tiếp tục đầu tư, nâng cấp dây chuyền, công nghệ nhằm đưa ra thị trường sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng”, anh Vũ chia sẻ.

Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Từ Phong Từ Linh Vũ (áo trắng) kiểm tra các khâu sản xuất trước khi xuất hàng
 Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Từ Phong Từ Linh Vũ (áo trắng) kiểm tra các khâu sản xuất trước khi xuất hàng
Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của Công ty TNHH MTV Từ Phong
Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP của Công ty TNHH MTV Từ Phong

Với việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các mô hình, dự án xây dựng sản phẩm OCOP địa phương, Cam Lộ là địa phương dẫn đầu tỉnh khi có nhiều sản phẩm được công nhận và xếp hạng trong chương trình OCOP. Tính từ năm 2019-2021, toàn huyện có 16 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP. Trong đó, 7 sản phẩm đạt 4 sao và 9 sản phẩm 3 sao.

Riêng trong năm 2022, các HTX, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đã đăng ký 21 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP cấp huyện. Trong số này, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe - cà gai leo của Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân đạt 5 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao, 4 sản phẩm 3 sao và 2 sản phẩm 2 sao. Đồng thời, thống nhất đề nghị 19 sản phẩm (đạt 3 - 5 sao) cấp huyện dự thi cấp tỉnh.

Các sản phẩm OCOP huyện Cam Lộ
Các sản phẩm OCOP huyện Cam Lộ

Các sản phẩm OCOP huyện Cam Lộ

Với mục tiêu trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh, huyện Cam Lộ đang nỗ lực phát triển các sản phẩm OCOP từ cây dược liệu với tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương.

Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân(Công ty An Xuân) sau hơn 6 năm nỗ lực xây dựng thương hiệu, đến nay các sản phẩm cà gai leo của doanh nghiệp đã khẳng định uy tín và chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

Vùng nguyên liệu cà gai leo của Công ty An Xuân phát triển tốt
Vùng nguyên liệu cà gai leo của Công ty An Xuân phát triển tốt


Nổi bật cho kết quả này là các sản phẩm của công ty đã đoạt các giải A sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của huyện Cam Lộ;giải Nhất chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Trị năm 2022; giải Nhì sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh Quảng Trị 2018; được công nhận top 100 thương hiệu mạnh đất Việt năm 2018 và giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” năm 2019. Đặc biệt, 2 sản phẩm của Công ty An Xuân là cao cà gai leo An Xuân và thực phẩm bảo vệ sức khỏe cao cà gai leo An Xuân đã được chứng nhận xếp hạng OCOP 4 sao.

Bộ sản phẩm cao cà gai leo An Xuân đạt giải Nhất chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Trị năm 2022
Bộ sản phẩm cao cà gai leo An Xuân đạt giải Nhất chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Trị năm 2022


Giám đốc Công ty An Xuân Trần Lê Quỳnh Diễm cho biết, công ty là doanh nghiệp đầu tiên tại Cam Lộ thực hiện thành công quy trình trồng, sản xuất và chế biến cao dược liệu cà gai leo. Sản phẩm của An Xuân luôn tuân thủ các quy trình sản xuất sạch, đảm bảo tiêu chuẩn hữu cơ từ khâu trồng, chăm sóc đến chế biến sản phẩm.

Dây chuyền sản xuất được đầu tư hiện đại nhằm giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của Công ty An Xuân
Dây chuyền sản xuất được đầu tư hiện đại nhằm giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm của Công ty An Xuân
Giám đốc Công ty An Xuân Trần Lê Quỳnh Diễm đưa sản phẩm của Công ty An Xuân tham gia Chương trình đặc sản Chợ Tỉnh – Phố Cổ Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình)
Giám đốc Công ty An Xuân Trần Lê Quỳnh Diễm đưa sản phẩm của Công ty An Xuân tham gia Chương trình đặc sản Chợ Tỉnh – Phố Cổ Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình)

“Đến nay, công ty chúng tôi đã cho ra thị trường 15 sản phẩm dược liệu các loại, chủ yếu được tiêu thụ qua các kênh tiêu dùng sàn thương mại điện tử, cửa hàng bán lẻ, siêu thị trong và ngoài tỉnh. Hiện, công ty là đơn vị đi đầu trong sản xuất dược liệu an xoa theo quy trình chất lượng cao để xuất khẩu sang thị trường Mỹ”, chị Diễm thông tin.

Công nhân Công ty An Xuân đóng gói sản phẩm cao An Xoa xuất khẩu
Công nhân Công ty An Xuân đóng gói sản phẩm cao An Xoa xuất khẩu

Chất lượng các sản phẩm của Công ty An Xuân được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận
Chất lượng các sản phẩm của Công ty An Xuân được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận

Hiện nay, toàn huyện Cam Lộ đã trồng khoảng 250 ha cây dược liệu. Trong đó: gần 128 ha quế, 45 ha cây chè vằng, 10 ha cà gai leo, 17 ha cây an xoa, 10 ha tràm Năm gân, 30 ha nghệ, 10 ha riềng, còn lại là cây ba kích tím, đinh lăng, hà thủ ô, sâm Bố Chính... Đây là những giống cây dược liệu phù hợp với đặc điểm đất đai, khí hậu ở địa phương, được nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên phát triển tốt, hiệu quả kinh tế cao. Đối với cây an xoa, hiện huyện đang được nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân rộng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và từng bước đăng ký bản quyền giống, xây dựng thương hiệu, tham gia vào chuỗi sản phẩm OCOP.

Người dân xã Cam Thành chăm sóc diện tích cây An Xoa
Người dân xã Cam Thành chăm sóc diện tích cây An Xoa

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cam Lộ Phạm Viết Thanh cho biết: “Để triển khai Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn nữa cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục khảo sát, lựa chọn các sản phẩm có khả năng trở thành sản phẩm hàng hóa mang đặc trưng riêng của huyện để tham gia xếp hạng OCOP; tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thương mại; hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm OCOP áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm theo quy trình khép kín đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; phát triển vùng nguyên liệu tập trung theo hướng hữu cơ”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Cam Lộ: 21 sản phẩm được xếp hạng OCOP

Anh Vũ |

Phó Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) Trần Hoài Linh cho biết, Hội đồng đánh giá, xếp hạng Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”- OCOP huyện đã tiến hành đánh giá, xếp hạng cho 21 sản phẩm tham gia OCOP năm 2022.

Sức bật từ chương trình OCOP

Lê An |

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), đến nay, toàn tỉnh đã có 91 sản phẩm đã được chứng nhận từ 3 sao đến 4 sao. Đây không những là nền tảng để các sản phẩm nâng tầm giá trị, vươn xa hơn trên thị trường mà còn khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, vùng nguyên liệu.

Hướng Hóa: 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 3 sao cấp huyện

Nguyễn Đình Phục |

Ngày 13/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2022 đối với 8 sản phẩm là: Chuối sấy dẻo của Công ty TNHH GREEN GLOBE, thị trấn Lao Bảo; Mứt chanh dây của HTX Nông nghiệp Tân Hợp; Cà phê bột – Nắng, Trà vỏ cà phê túi lọc của Công ty TNHH Pun Coffee, xã Hướng Phùng; Cà phê hạt, Cà phê bột Ta Lư Coffee của kộ kinh doanh dịch vụ sản xuất nông – lâm Ta Lư Tân Hợp; Măng muối chua, Măng dầm tỏi của Công ty TNHH MTV Hoàng Tuấn Tùng, thị trấn Khe Sanh.

Tăng cường hậu kiểm các sản phẩm OCOP

Lê An |

Sau gần 4 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), toàn tỉnh Quảng Trị đã có 90 sản phẩm của 51 chủ thể được “gắn sao” OCOP, trong đó có 72 sản phẩm 3 sao và 18 sản phẩm 4 sao. Để duy trì và nâng hạng các sản phẩm OCOP, ngành chức năng và các địa phương đang tập trung triển khai công tác hậu kiểm, nhất là đối với nhóm sản phẩm thực phẩm.