Phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao

Phương Nga |

Với lợi thế khí hậu, đất đai phù hợp, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã chú trọng phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao,  qua đó góp phần thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân.

Thời gian qua, các địa phương trong huyện đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi diện tích trồng cây ngắn ngày, năng suất thấp sang trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế như: bưởi da xanh, thanh long, chanh leo, ổi, bơ... Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cung cấp cây giống, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật; chỉ đạo cán bộ khuyến nông hướng dẫn từng hộ phương pháp trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng.

 

Đến nay, toàn huyện đã có trên 110 ha cây ăn quả đã cho thu hoạch với sản lượng cao, đem lại mức thu nhập từ 150-300 triệu đồng/ha. Tiêu biểu như bưởi da xanh 50ha tập trung tại 2 xã Vĩnh Thủy và Trung Nam với năng suất bình quân 200 tạ/ha; thanh long ruột đỏ trên 65tạ/ha, bơ ở các xã phía Đông với tổng diện tích 26 ha cho năng suất trên 95 tạ/ha, ổi 15 ha với năng suất 150 tạ/ha, đem lại nguồn thu trên 300 triệu đồng.

Với mục tiêu phát triển cây ăn quả theo hướng bền vững và trở thành một trong những nhóm cây chủ lực của địa phương, thời gian tới huyện Vĩnh Linh tiếp tục khuyến khích người dân tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả có tiềm năng, triển vọng.

Bên cạnh đó, chú trọng thành lập HTX trồng cây ăn quả, hình thành các vùng chuyên canh tập trung và sản xuất theo quy trình VietGAP; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm. Đồng thời tích cực đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại,  quảng bá và mở rộng thị trường tiêu thụ.

(Nguồn: Cổng TTĐT huyện Vĩnh Linh)

TAGS

Xây dựng Đại học Huế thành Đại học Quốc gia

Anh Tuấn |

Phát triển Đại học Huế thành Đại học Quốc gia theo định hướng nghiên cứu, phấn đấu đến năm 2025 nằm trong tốp 300 trường Đại học hàng đầu châu Á và tốp 1.000 trường đại học hàng đầu thế giới; đồng thời, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển thêm các hình thức hợp tác, liên kết đào tạo.

Trồng rừng phòng hộ trên tuyến đê biển ở Vĩnh Thái

Nguyễn Trang |

Xã bãi ngang ven biển Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) có bờ biển dài 14,5 km. Toàn xã có trên 850 hộ với khoảng 3.500 nhân khẩu, sinh sống dựa vào nguồn thu nhập chủ yếu từ nghề đi biển, sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ. Trước bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân nơi đây vốn phải đối mặt với nhiều bất lợi lại thường xuyên hứng chịu những tác động, thiệt hại từ thiên tai, xói lở bờ biển, xâm thực nước biển vào đất liền. Trong nỗ lực khắc phục ảnh hưởng, bảo vệ môi trường nói chung, môi trường biển nói riêng, mô hình trồng rừng trên tuyến đê biển tại xã Vĩnh Thái mang lại hiệu quả thiết thực, từng bước hình thành vành đai xanh ven biển, bảo vệ môi trường sinh thái.

Thí điểm ứng dụng kiểm soát cách ly tại nhà

Phượng Lê (tổng hợp) |

Người cách ly sẽ đeo đồng hồ đo thân nhiệt, thông tin về thân nhiệt sẽ được đồng bộ với điện thoại và truyền dữ liệu về hệ thống máy chủ đặt tại Trung tâm dữ liệu thành phố.

Thận trọng trong thu hút đầu tư

Huy Nam |

Thu hút đầu tư là giải pháp quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong những năm gần đây, lĩnh vực này được tỉnh Quảng Trị coi trọng thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy vậy, thu hút đầu tư vẫn còn có những “hạt sạn”, đòi hỏi cần phải có sự thận trọng.