Phở Việt Nam được Google Doodle tôn vinh, xuất hiện tại hơn 20 quốc gia

Hoài Nam |

Ngày 12/12, Google Doodle đã tôn vinh Phở như một biểu tượng văn hoá ẩm thực Việt Nam và quảng bá trên trang chủ Google Tìm kiếm của gần 20 quốc gia.

Doodle phở có những hình ảnh động mô tả cách để tạo ra món phở.  Đó là bánh phở, những lát thịt bò, hành tươi cùng rau thơm với nước dùng nóng hổi và các thức ăn kèm: bánh quẩy, giấm ớt đặc trưng của phở Hà Nội, hay giá đỗ rau thơm của phở miền Nam. 

Google Doodle hôm nay tôn vinh phở Việt Nam. Ảnh: Google Doodle
Google Doodle hôm nay tôn vinh phở Việt Nam. Ảnh: Google Doodle

Đặc biệt, không chỉ xuất hiện trên trang chủ Google tiếng Việt, Doodle phở còn xuất hiện trên trang chủ Google tại nhiều quốc gia như Mỹ, quần đảo Virgin (Mỹ), Anh, Pháp, Canada, Thụy Sĩ, Đức, Áo, Phần Lan, Hy Lạp, Iceland, Israel, Hungary, Ba Lan, Bulgaria, CH Czech, Lithuania, Singapore và Thái Lan.

Thông qua Doodle phở, Google muốn tôn vinh và lan tỏa giá trị văn hóa đặc sắc đến với công chúng Việt Nam và quốc tế, đồng thời góp phần quảng bá và hỗ trợ thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch cho các doanh nghiệp kinh doanh phở.

Lucia Phạm người tạo ra Doodle này cho biết: cô đã suy nghĩ rất nhiều về việc làm thế nào để đại diện cho Việt Nam một cách hợp lý.

"Điều này hơi khó đối với tôi, vì phong cách và gu thẩm mỹ của tôi khá hiện đại nên ban đầu tôi cũng hơi lo lắng rằng sẽ không truyền tải được hương vị Việt Nam qua Doodle này. Tôi rất thích gạch hoa và các họa tiết trang trí, vì vậy tôi đã sử dụng một loại gạch hoa rất phổ biến ở Việt Nam để thiết kế Doodle này" - cô bộc bạch.

Phác thảo đầu tiên của Lucia Phạm về Phở
Phác thảo đầu tiên của Lucia Phạm về Phở

 "Tôi cũng hy vọng thiết kế hình minh họa và chuyển động trong Doodle sẽ giúp ích cho những bạn chưa hiểu rõ về nguyên liệu và cách nấu phở ngon hơn. Phở là một món ăn rất quý của Việt Nam, vì vậy tôi muốn trân trọng và giới thiệu nó" - Lucia Phạm chia sẻ.

Cách đây 3 năm, ngày 12.12.2018 được chọn là ngày chính thức để tôn vinh món phở Việt Nam, nhằm vinh danh kho tàng ẩm thực được yêu mến và sự hòa quyện văn hóa mà nó đại diện.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Thổi hồn vào môn Ngữ văn cho học sinh vùng khó

Tú Linh |

Cô giáo dạy môn Ngữ văn Nguyễn Thị Kim Hảo, sinh năm 1992, công tác tại Trường THPT A Túc, xã Lìa, huyện Hướng Hóa đã 7 năm thì có 3 năm đảm nhận chức vụ Tổ trưởng tổ Ngữ văn - Giáo dục công dân. Trăn trở lớn nhất của cô là làm thế nào để học sinh yêu môn Ngữ văn, thông qua đó góp phần làm phong phú hơn tiếng Việt cho các em. Cô Hảo đã có nhiều đóng góp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn ở ngôi trường này.

Hình thành “văn hóa từ chức”, trước hết phải dũng cảm tự phê bình và phê bình

Trung Dung |

Xây dựng đội ngũ cán bộ vững mạnh, có đầy đủ phẩm chất, năng lực là vấn đề có tầm quan trọng chiến lược, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng và phát triển đất nước. Điều đó đã được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra và đặc biệt quan tâm trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. 

Trao tặng 325 suất quà cho học sinh khó khăn vùng biên giới huyện Đakrông

Lê Trường |

Thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế (CKQT) La Lay cho biết, đơn vị vừa phối hợp với các nhà hảo tâm trao tặng 325 suất quà cho học sinh khó khăn trên địa bàn xã A Ngo và A Bung (huyện Đakrông).

Đưa phở Hằng vươn xa

Tú Linh |

Địa điểm quán phở Hằng nằm ở quận Thanh Khê của thành phố Đà Nẵng, nơi có những góc phố mang đậm nét văn hóa và ẩm thực. Người tiêu dùng Đà Nẵng hồ hởi đón nhận hương vị hấp dẫn của tô phở Hằng mang đến mỗi sáng chiều. Ít ai được biết chủ của quán phở này là anh Hồ Lê Minh Trí, người ở Phường 1, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.