Quảng Trị chấp thuận đầu tư 3 dự án điện gió với vốn gần 5.800 tỷ đồng

Nguyên Lý |

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng nói chung và điện gió nói riêng là một trong những ưu tiên của tỉnh Quảng Trị. HIện tỉnh đang có hàng chục dự án điện gió trong quá trình nghiên cứu, khảo sát.

 

Ngày 4/2, thông tin từ Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ký chấp thuận chủ trương đầu tư 3 dự án điện gió với tổng số vốn lên đến gần 5.800 tỷ đồng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Cụ thể, các dự án nhà máy điện gió gồm: Phong Nguyên có vốn đầu tư trên 1.911 tỷ đồng, xây dựng tại hai xã Tân Thành và Hướng Phùng; Phong Huy vốn đầu tư trên 1.913 tỷ đồng, xây dựng tại hai xã Tân Thành và Hướng Tân; Liên Lập vốn đầu tư trên 1.973 tỷ đồng, xây dựng tại các xã: Tân Liên và Tân Lập, Hướng Tân và thị trấn Khe Sanh; cùng thuộc huyện miền núi Hướng Hóa. Mỗi dự án có 12 tuabin gió với công suất thiết kế 48MW và có thời hạn hoạt động là 50 năm.

Ở vùng miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị, nhất là các xã vùng biên giới thuộc huyện Hướng Hóa có tiềm năng rất lớn về điện gió, khi tốc độ gió trung bình đạt từ 6m/s-7 m/s. Đến nay, tỉnh Quảng Trị đã có 2 dự điện gió là Hướng Linh 1 và 2 đã đi vào hoạt động.

Bộ Công Thương cũng đã phê duyệt quy hoạch 31 dự án điện gió ở tỉnh này với tổng công suất trên 1.177MW; trong đó, có 22 dự án điện gió dự kiến phát điện thương mại trong năm 2021; 7 dự án còn lại đang trong quá trình triển khai xây dựng.

Ngoài các dự án điện gió đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch, tỉnh Quảng Trị còn có hàng chục dự án điện gió khác đang trong quá trình nghiên cứu và khảo sát với tổng công suất khoảng trên 3.600 MW.

Thu hút đầu tư vào lĩnh vực năng lượng nói chung, điện gió nói riêng là một trong những ưu tiên của tỉnh Quảng Trị.

Tỉnh thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như: cung cấp thông tin, triển khai xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chính thống, hỗ trợ và tư vấn trên các lĩnh vực như thuế, bảo hiểm, hợp đồng, đất đai, môi trường...

Tuy nhiên, tỉnh Quảng Trị cũng kiên quyết không thu hồi đất rừng tự nhiên, rừng phòng hộ nằm trong quy hoạch để làm điện gió.

 (Nguồn: TTXVN)

TAGS

Quảng Trị: Hàng chục dự án điện gió đi vào hoạt động trong năm 2021

Nguyên Lý |

Theo Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị Lê Quang Vĩnh, tỉnh đôn đốc chủ đầu tư tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thi công để 22 dự án điện gió phát điện thương mại trong năm 2021.

Các dự án điện gió thi công rộn ràng tại miền núi huyện Hướng Hóa

Thiên Sơn |

Với những lợi thế vốn có của tự nhiên, những năm qua, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư xây dựng nhà máy điện gió trên địa bàn. Các hoạt động thi công diễn ra rộn ràng ngay sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn tỉnh Quảng Trị: Cần bảo đảm hài hòa lợi ích

Lê Thiện |

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 17 dự án điện gió đã được chấp thuận chủ trương danh mục dự án thu hồi đất, sử dụng diện tích đất 141,47 ha. Ngày 25/6/2020, Thủ tướng Chính phủ bổ sung danh mục quy hoạch phát triển điện gió của 14 dự án với diện tích 299,03 ha, trong đó HĐND tỉnh đã chấp thuận chủ trương danh mục dự án thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, rừng cho 10 dự án. Có 48 dự án đang trình Bộ Công thương bổ sung quy hoạch điện lực với diện tích 622,55 ha. Nếu được chấp thuận thì diện tích đất sử dụng cho các dự án điện gió lên đến 1.063 ha và hầu hết nằm ở các huyện miền núi Hướng Hóa, Đakrông, gồm đất sản xuất của Nhân dân và đất do các Ban quản lý rừng phòng hộ quản lý.

Không đổi rừng tự nhiên lấy điện gió

Võ Thái Hòa |

Phát triển năng lượng tái tạo là một trong những hướng đầu tư được tỉnh đặt nhiều kỳ vọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và vươn tới mục tiêu đưa Quảng Trị trở thành trung tâm năng lượng của miền Trung. Thực tế trong thời gian qua, sau sự thành công của 2 dự án điện gió và điện mặt trời trên địa bàn tỉnh, có nhiều công ty năng lượng đã đến đăng ký khảo sát và xin cấp phép xây dựng dự án năng lượng điện tái tạo ở vùng núi Quảng Trị. Đó là tín hiệu đáng mừng trong thu hút đầu tư phát triển điện lực nhằm khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề mà lãnh đạo tỉnh cũng như Nhân dân quan tâm là chuyển đổi mục đích rừng và đất lâm nghiệp để thực hiện dự án sao cho phù hợp.