Ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F tại Thừa Thiên Huế

Lâm Phan |

Nền kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu bởi lẽ, ở đó chúng ta mới tận dụng tất cả tài nguyên, tất cả sản phẩm của từng công đoạn thành giá trị cuối cùng trong một chuỗi.

Ngày 18/7, tại Thừa Thiên Huế, Tập đoàn Quế Lâm đã ra mắt Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F: Farm–Food–Feed–Fertilizer [trang trại-thành phẩm-thức ăn chăn nuôi-phân bón hữu cơ - pv]

Toàn cảnh tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F từ trên cao. (Ảnh: Lam Phan/Vietnam+)
Toàn cảnh tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F từ trên cao. (Ảnh: Lam Phan/Vietnam+)

Phát biểu tại lễ ra mắt Dự án, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định: Nền kinh tế tuần hoàn là xu thế tất yếu bởi lẽ, ở đó chúng ta mới tận dụng tất cả tài nguyên, tất cả sản phẩm của từng công đoạn thành giá trị cuối cùng trong một chuỗi.

“Việt Nam có tiềm năng kinh tế tuần hoàn trong khu vực nông nghiệp. Mỗi năm chúng ta có thể sản xuất ra 50 triệu tấn rơm, 100 tấn phế phụ phẩm từ chăn nuôi, nước thải các loại những thứ này trong nền kinh tế tuần hoàn sẽ trở thành những sản phẩm có giá trị như sản phẩm đầu vào, những loại phân bón, chế phẩm rất tốt cho chính quy trình trồng trọt và chăn nuôi ở những chuỗi giá trị sau,” ông Nguyễn Xuân Cường nói.

Khẳng định đây là mô hình phát triển bền vững trong nông nghiệp Việt Nam tới đây, ông Nguyễn Xuân Cường cho hay thông qua mô hình Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F của Tập đoàn Quế Lâm, chúng ta sẽ xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một nền kinh tế hoàn trong nông nghiệp, không thứ gì bỏ đi, không ai bị bỏ rơi và ai cũng có việc của người đó. Điều này, thực hiện 3 mục tiêu gồm: đảm bảo yếu tố môi trường xanh nhất; đảm bảo yếu tố kinh tế cao nhất; đảm bảo giá trị nhân văn tất cả người tham gia chuỗi đều có thu nhập tương thích với công sức mình bỏ ra.

Ông Nguyễn Hồng Lam, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Quế Lâm, cho hay: Việc đầu tư xây dựng “Dự án tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F” không chỉ để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chăn nuôi của Tập đoàn mà quan trọng hơn, đơn vị này muốn tổ hợp 4F sẽ trở thành một mô hình kiểu mẫu về chăn nuôi hữu cơ để các nông hộ và những thành phần khác học hỏi và nhân rộng…

Dự án Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F được xây dựng trên diện tích 15ha với tổng vốn đầu tư 700 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư gồm: Nhà máy sản xuất các chế phẩm sinh học với công suất 50.000 tấn/năm theo công nghệ tiên tiến hàng đầu Nhật Bản; nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hữu cơ (không hóa chất) với công suất thiết kế 100.000 tấn/năm, diện tích 3,5ha phục vụ chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ, hiệu quả; trang trại chăn nuôi lợn an toàn sinh học, hữu cơ; nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

Quang cảnh lễ ra mắt dự án (Ảnh: Lam Phan/Vietnam+)
Quang cảnh lễ ra mắt dự án (Ảnh: Lam Phan/Vietnam+)

Dự kiến năm 2021, tổ hợp 4F đi vào hoạt động. Không chỉ trở thành giải pháp cho chăn nuôi nông hộ, gia trại, Tập đoàn Quế Lâm còn hướng đến cả trang trại lớn và cả chăn nuôi công nghiệp. Đến lúc đó, 3 bài toán của ngành chăn nuôi về dịch bệnh, môi trường và thị trường sẽ có lời giải hữu hiệu.

(Nguồn: Vietnam+)

Tìm phương án khẩn cấp chống hạn cứu lúa

Thanh Vân - Tạ Hưng |

Trước tình hình hạn hán khốc liệt, nhiều HTX Nông nghiệp ở vùng Đông huyện Gio Linh (Quảng Trị) đang đối mặt với tình trạng thiếu nước tưới, dẫn đến hàng trăm ha lúa bị khô cháy, nguy cơ mất trắng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức đi kiểm tra thực địa và đưa ra biện pháp khẩn cấp chống hạn, cứu lúa.

Làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp

Thế An - Anh Vũ |

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm gần đây nhiều hộ gia đình ở xã Cam Chính huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại tổng hợp mang lại thu nhập cao. Một trong những điển hình phát triển kinh tế hiệu quả ở xã Cam Chính là ông Phạm Văn Hoàng ở thôn Sơn Thanh.

Thúc đẩy phát triển du lịch phù hợp với diễn biến của dịch COVID-19

PV |

Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiên cứu, đánh giá các kịch bản phục hồi tăng trưởng du lịch giai đoạn hậu COVID-19.

Trồng và chiết xuất thành công tinh dầu từ cây hương nhu

Lê An |

Hương nhu là loài cây dại thường mọc hoang trên các vùng gò đồi, đôi khi được người dân trồng thành vài cụm ở trong vườn nhà để sử dụng trong ẩm thực, lấy lá nấu nước dùng để gội đầu, nấu nước lá xông và sử dụng để chữa một số bệnh. Nhận thấy hiệu quả của cây hương nhu, anh Đoàn Văn Linh, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Vanpa, xã Hải Phúc, huyện Đakrông (Quảng Trị) đã mạnh dạn đưa vào trồng thử nghiệm và chiết xuất thành công tinh dầu từ loài cây dại này.