Sản xuất ở châu Á chậm lại có thể làm kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái

An Ly |

Trong khi một loạt các cuộc khảo sát được công bố vào hôm 1/7 cho thấy hoạt động sản xuất của Trung Quốc hồi phục mạnh mẽ trong tháng 6, thì sự suy thoái ở Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như sự thu hẹp ở Đài Loan, cho thấy căng thẳng do gián đoạn nguồn cung, chi phí gia tăng và tình trạng thiếu nguyên liệu kéo dài.

Hoạt động sản xuất của châu Á đã bị đình trệ trong tháng 6 do nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn nguồn cung do Trung Quốc phong tỏa nghiêm ngặt nhằm phòng, chống dịch COVID-19.

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 13 tháng vào tháng 6, một cuộc khảo sát riêng cho thấy, khi việc dỡ phong tỏa do COVID-19 khiến các nhà máy phải chạy đua để đáp ứng nhu cầu đang gia tăng một cách mạnh mẽ.

Việc Trung Quốc nới lỏng các hạn chế do COVID-19 có thể làm giảm bớt những khó khăn trong chuỗi cung ứng và cho phép các nhà sản xuất, trong đó có lĩnh vực sản xuất ô tô tái hoạt động sản xuất.

Dây chuyền lắp ráp hiện đại tại nhà máy ô tô Liễu Châu, Trung Quốc. Ảnh: Internet
Dây chuyền lắp ráp hiện đại tại nhà máy ô tô Liễu Châu, Trung Quốc. Ảnh: Internet

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo về những khó khăn mới có thể xuất hiện trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng việc Mỹ sẽ mạnh tay tăng lãi suất để giảm lạm phát đang tăng cao, điều sẽ đẩy nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái.

Việc nhiều quốc gia thắt chặt các chính sách tiền tệ trong bối cảnh áp lực giá tiêu dùng đang tăng mạnh đã làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và thị trường tài chính rung chuyển trong những tháng gần đây. "Có hy vọng rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ khởi sắc trở lại sau một thời gian suy yếu trong khi nền kinh tế Mỹ và châu Âu có nguy cơ tăng trưởng chậm lại", Yoshiki Shinke, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life của Nhật Bản, cho biết.

"Đó sẽ là một cuộc giằng co giữa hai bên, mặc dù có nhiều điều không chắc chắn về triển vọng kinh tế toàn cầu", ông nói thêm.

Chỉ số của các nhà quản lý sản xuất (PMI) của Nhật Bản đã giảm xuống 52,7 trong tháng Sáu từ mức 53,3 của tháng trước nhưng vẫn trên mức 50 điểm.

Chỉ số PMI toàn cầu của S&P Hàn Quốc cũng giảm xuống 51,3 trong tháng Sáu từ mức 51,8 trong tháng 5, do lực cản từ hạn chế nguồn cung và cuộc đình công của các chủ xe tải vào tháng 6.

Dữ liệu riêng biệt cho thấy xuất khẩu của Hàn Quốc, được coi là đại diện cho thương mại toàn cầu vì các nhà sản xuất của quốc gia này có mặt trong hầu hết chuỗi cung ứng thế giới, tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong 19 tháng vào tháng 6.

PMI sản xuất Caixin/Markit của Trung Quốc đã tăng lên 51,7 trong tháng Sáu từ 48,1 trong tháng trước, đánh dấu sự tăng trưởng đầu tiên trong bốn tháng qua. Con số này cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích.

PMI toàn cầu S&P của Đài Loan đã giảm xuống 49,8 vào tháng Sáu từ 50 trong tháng 5, trong khi của Việt Nam giảm xuống 54 vào tháng 6 từ 54,7 trong tháng trước.

Các vụ phong tỏa ở Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn cho chuỗi cung ứng và hậu cần khu vực và toàn cầu, với cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều báo cáo sản lượng sụt giảm mạnh.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Hồi phục kinh tế: Trọng tâm trước mắt là giảm chi phí khu vực sản xuất

PV |

Về giải pháp điều hành trọng tâm trong sáu tháng cuối năm, cơ quan quản lý cho biết sẽ đề xuất các chính sách cụ thể và triển khai ngay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vượt bậc nhờ xuất khẩu, sản xuất

PV |

Bất chấp nguy cơ từ đại dịch COVID-19 và giá dầu tăng cao, nhờ sự phục hồi trong lĩnh vực xuất khẩu và sản xuất, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã tăng nhanh hơn dự kiến trong quý II.

Khuyến khích phát triển và xúc tiến đầu tư sản xuất dược liệu gắn với chương trình OCOP

Lê An |

Ngày 21/6, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị phối hợp Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức hội thảo công bố đề án Khuyến khích phát triển dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2022 – 2026, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án) và xúc tiến đầu tư sản xuất, chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng tham dự hội thảo.

Doanh nghiệp nỗ lực sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh

Trúc Phương |

Đổi mới sáng tạo là một trong những công cụ đắc lực, tiềm năng nhất để doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh (SX-KD).