Thành công từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Trúc Phương |

Bắt tay khởi nghiệp từ năm 2013 với mô hình nuôi dê nhốt chuồng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay anh Nguyễn Văn Chương (sinh năm 1996), ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã có trong tay đàn dê gần 200 con, mang lại thu nhập trên 250 triệu đồng mỗi năm.

“Anh Chương là một trong những đoàn viên trẻ năng động và có tư duy làm ăn táo bạo. Nhờ biết cách đầu tư, tận dụng nguồn thức ăn, áp dụng đúng kỹ thuật chăn nuôi mà mô hình nuôi dê nhốt chuồng của anh phát triển rất tốt cả về số lượng và chất lượng” - Đó là lời giới thiệu của Bí thư Xã đoàn Cam Chính Nguyễn Hữu Hoàng khi dẫn chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của anh Chương.

Hiện chàng thanh niên trẻ này đang sở hữu trại dê với gần 200 con dê giống và dê thịt các loại. Được biết, trước đây do không có việc làm ổn định nên cuộc sống của gia đình anh Chương khá khó khăn. “Tôi thường nói đùa mình là “thợ đụng”, nghĩa là đụng đâu làm đó nên thu nhập chẳng đáng là bao. Nhiều đêm nằm nghĩ mình đang thanh niên sức dài vai rộng, nếu cứ tiếp tục như thế thì không biết bao giờ mới khá lên nổi. Thế là sau khi tìm hiểu và tham khảo các mô hình chăn nuôi thành công, tôi quyết định thử sức với mô hình nuôi dê nhốt chuồng bởi vốn đầu tư ít, quay vòng nhanh, có thể tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi, đặc biệt là giá bán khá cao so với các loại vật nuôi khác”, anh Chương nhớ lại.

Đến nay, trại dê của anh Chương có gần 200 con dê thịt và dê giống các loại - Ảnh: T.P
Đến nay, trại dê của anh Chương có gần 200 con dê thịt và dê giống các loại - Ảnh: T.P

Năm 2013, anh Chương dùng toàn bộ số vốn tích góp được để khởi nghiệp với 9 con dê giống. Thế nhưng do chưa có kinh nghiệm nên dê của anh chết hơn một nửa vì dịch bệnh. Không nản chí, anh dành thời gian đi nhiều nơi để học hỏi thêm kỹ thuật nuôi dê, đồng thời tìm hiểu thêm kiến thức trên sách, báo, mạng xã hội nên đến năm thứ hai, đàn dê của anh dần phát triển tốt và đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Mỗi năm trôi qua, đàn dê của anh Chương nuôi lại tăng lên đáng kể. Cuối năm 2020, anh mạnh dạn đầu tư khoảng 1,2 tỉ đồng để xây dựng chuồng trại khép kín và mua thêm nhiều giống dê khác nhau về nuôi.

Anh Chương chia sẻ: “Để nuôi dê nhốt chuồng đạt hiệu quả cao, ngoài am hiểu đặc điểm của loài dê thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật rất quan trọng, từ khâu làm chuồng trại cho đến việc theo dõi, quản lý đàn dê. Nuôi dê không quá vất vả do sức đề kháng của dê rất cao, ít bệnh, chỉ cần chuồng trại bảo đảm vệ sinh, định kỳ tiêm các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm cho dê”. Dê vốn là loài ăn tạp nên rất dễ nuôi, thức ăn chủ yếu là các loại rau, lá cây và phụ phẩm như chuối cây, cám bắp, thân và lá bắp… Việc tận dụng phân dê để ủ cây cũng góp phần tạo ra nguồn thức ăn dồi dào cho dê.

Anh Chương cho biết 1 con dê sinh khoảng 3 lứa trong vòng 2 năm. Dê con sau gần 1 năm có trọng lượng 30 – 40 kg sẽ cho xuất chuồng. Mỗi năm gia đình anh xuất bán 2 đợt với hàng trăm con dê thịt. Thịt dê thơm ngon, chất lượng nên đầu ra luôn ổn định, thường được các nhà hàng trong và ngoài tỉnh đến tận nhà mua với giá khá cao. Với giá bán dao động từ 130.000 – 160.000 đồng/kg dê thịt, cộng với việc với bán dê giống, phân dê cho các nơi có nhu cầu, mỗi năm gia đình anh thu nhập trên 250 triệu đồng. Ngoài ra mô hình còn góp phần giải quyết việc làm cho 2 - 3 lao động tại địa phương với mức tiền công 200.000 đồng/người/ngày. Chia sẻ về dự định trong tương lai, anh cho biết: “Thời gian tới, nếu có điều kiện tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình chăn nuôi của mình và hướng dẫn cách chăn nuôi dê cho những ai có nhu cầu”.

Tuy bận rộn với công việc chăn nuôi nhưng anh Chương vẫn sắp xếp thời gian tham gia đầy đủ các hoạt động đoàn, hội tại địa phương. Bí thư Xã đoàn Cam Chính Nguyễn Hữu Hoàng đánh giá: “Tuy còn trẻ tuổi nhưng anh Chương đã biết nỗ lực làm giàu cho gia đình và quê hương, trở thành tấm gương để nhiều đoàn viên trong xã học tập. Từ đó, phong trào thanh niên khởi nghiệp, thanh niên phát triển kinh tế tại địa phương cũng diễn ra rầm rộ hơn với nhiều mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao”.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Hỗ trợ chăn nuôi dê, bò sinh sản cho phụ nữ nghèo

Bình An |

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Quảng Trị vừa tiến hành trao 40 con dê cho phụ nữ nghèo tại các xã Hướng Sơn, Hướng Linh (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) và 8 con bò tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong với tổng trị giá 180 triệu đồng do các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ. 

Quyết chí làm giàu từ mô hình nuôi dê thâm canh

Anh Vũ |

Hưởng ứng phong trào nông dân thi đua sản xuất-kinh doanh giỏi, phát huy lợi thế vùng gò đồi, những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tập trung khai thác tiềm năng đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lấy chăn nuôi làm khâu đột phá trong cung cách làm ăn của mình để nâng cao thu nhập. Trong đó, mô hình chăn nuôi dê thâm canh có quy mô lớn của anh Lê Văn Chương, một nông dân còn rất trẻ ở thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính là một trong những điển hình với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vì sao con người sử dụng sữa bò, dê mà không dùng sữa lợn?

PV |

Mặc dù thịt lợn là một trong những thực phẩm chủ đạo của con người, điều đáng ngạc nhiên là nhiều người lại nhắc đến sữa lợn với cảm giác buồn nôn.

Nuôi dê thu nhập khỏe re

Công Điền |

Chi phí đầu tư thấp, nguồn thức dồi dào, thị trường tiêu thụ ổn định… là những thuận lợi cho nông dân vùng gò đồi Quảng Trị chọn con dê để phát triển kinh tế.