Thành lập mạng lưới ghép giác mạc miền Trung – Tây Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế

PV |

Ngày 1/7, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Hội thảo Nhãn khoa và thành lập mạng lưới giác mạc miền Trung, Tây Nguyên – Bệnh viện Trung ương Huế 2022.

Theo đó, 12 bệnh viện mắt trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên đã ký kết bản ghi nhớ và ra mắt Mạng lưới ghép giác mạc khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế tại Bệnh viện Trung ương Huế (Thừa Thiên – Huế).

Mạng lưới nhằm đẩy mạnh các hoạt động lấy, ghép và điều trị sau ghép giác mạc; đáp ứng nhu cầu điều trị, thay thế giác mạc cho người dân thông qua việc điều phối giác mạc và liên kết chặt chẽ giữa các bệnh viện; giúp nâng cao năng lực chuyên môn về lấy, ghép giác mạc cho các bệnh viện vệ tinh thông qua việc tăng cường đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ hoặc tại Bệnh viện Trung ương Huế.

Ký kết biên bản ghi nhớ Mạng lưới ghép giác mạc khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: TTXVN phát
Ký kết biên bản ghi nhớ Mạng lưới ghép giác mạc khu vực miền Trung-Tây Nguyên, Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: TTXVN phát

Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia cho biết, Trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động của mạng lưới, đặc biệt là hoạt động điều phối nguồn tạng, mô hiến, tặng; mong muốn trong thời gian tới Bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục nâng cao chất lượng điều trị và giảm tỷ lệ tử vong cho các bệnh nhân mắc bệnh lý tạng giai đoạn cuối.

Tại Bệnh viện Trung ương Huế, ghép giác mạc được triển khai từ năm 1999. Đến nay Bệnh viện đã ghép và mang lại thị lực cho 34 bệnh nhân. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đến nay công tác ghép giác mạc của đơn vị đã dần hoàn thiện một cách chuyên nghiệp và đạt hiệu quả cao. Với sự hỗ trợ của Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia và các ngân hàng mắt trong, ngoài nước, nguồn cung cấp giác mạc đã trở nên phong phú hơn trong thời gian gần đây.

Việc thành lập Mạng lưới ghép giác mạc khu vực miền Trung-Tây Nguyên sẽ mang đến cơ hội để Bệnh viện Trung ương Huế nâng cao số lượng bệnh nhân được ghép giác mạc và phát triển các kỹ thuật ghép giác mạc mới. Giáo sư, Tiến sỹ Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, thời gian tới đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh lĩnh vực ghép tạng nói chung cũng như ghép giác mạc nói riêng và các kỹ thuật y học cao cấp khác để xây dựng Bệnh viện Trung ương Huế có thương hiệu quốc tế.

Dịp này, Bệnh viện Trung ương Huế đã trao tặng bộ dụng cụ lấy giác mạc cho các bệnh viện trong mạng lưới. Giáo sư, Tiến sỹ Tôn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hội Nhãn khoa Việt Nam cũng trao tặng Bằng khen của Hội cho Trung tâm Mắt, Bệnh viện Trung ương Huế.

Bệnh lý giác mạc là nguyên nhân gây mù đứng thứ 4 trong các nguyên nhân gây mù ở Việt Nam. Năm 2019, ước tính tại Việt Nam có khoảng 30.000 người bị mù do bệnh giác mạc. Những người này có thể nhìn thấy ánh sáng nếu được ghép giác mạc.

Hiện nay, nhu cầu ghép giác mạc của bệnh nhân trong nước rất lớn. Tuy nhiên, nguồn giác mạc hiến tặng lại quá hiếm. Tại Thừa Thiên - Huế, có khoảng 200 người đang đợi ghép giác mạc do sẹo giác mạc. Phẫu thuật ghép giác mạc là phương pháp duy nhất để giảm tỷ lệ mù lòa do bệnh lý giác mạc.

(Nguồn: Ngày Nay)

TAGS

Bệnh viện Mắt Quảng Trị tham gia mạng lưới ghép giác mạc miền Trung-Tây Nguyên

Bội Nhiên |

Bệnh viện Mắt Quảng Trị là đơn vị y tế duy nhất ở tỉnh Quảng Trị được chọn mời tham gia mạng lưới ghép giác mạc miền Trung - Tây Nguyên.

Bác sĩ Ấn Độ lên kế hoạch cấy ghép tử cung cho phụ nữ chuyển giới

Hoàng Trang |

Một bác sĩ phẫu thuật ở Ấn Độ sẽ tiến hành cấy ghép tử cung cho một phụ nữ chuyển giới.

Ghép gan cấp cứu người bệnh chỉ còn thời gian sống 1 tuần

Mai Uyên |

Bệnh viêm gan cấp do virus viêm gan B bất ngờ chuyển nặng do bị gián đoạn uống thuốc một thời gian.

Ghép thành công hai quả thận lợn cho người

Thanh Mai |

Ê-kíp phẫu thuật lo lắng về việc liệu các mạch máu thận lợn mỏng manh có thể chịu được lực đập của huyết áp người hay không, nhưng họ đã làm được.