Tín hiệu vui từ giá thu mua cà phê tươi ở Hướng Hóa

Khánh Ngọc |

Bước vào niên vụ thu hoạch cà phê 2020-2021, giá thu mua cà phê tươi trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tăng cao gần 3 lần so với niên vụ trước, dao động từ 8.000-9.500 đồng/kg, người trồng cà phê rất phấn khởi vì cà phê được giá. Đây là tín hiệu vui để người trồng cà phê Hướng Hóa có thêm điều kiện chăm sóc phục hồi, tái canh và phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn sau nhiều năm liền lao đao vì cà phê rớt giá.

Gia đình anh Hồ Văn Phú ở thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa trồng 5 ha cà phê. Do những năm trước đây cà phê liên tục rớt giá nên từ đầu năm 2021 đến nay anh Phú xin đi làm nhân viên bảo vệ cho một công ty điện gió trên địa bàn, không chú trọng đầu tư chăm sóc cây cà phê như mọi năm. Điều đáng mừng là mặc dù không đầu tư chăm sóc nhưng cà phê được mùa, cho quả tươi ước khoảng 7 tấn/ ha. Với giá thu mua cà phê tươi đầu niên vụ bình quân 9.000 đồng/kg, ước tính sau khi trừ chi phí gia đình anh thu về gần 300 triệu đồng/vụ, có thêm nguồn thu nhập để trả nợ tiền phân bón ở đại lý và tái đầu tư phát triển vườn cà phê niên vụ tới.

Thu hái cà phê ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa - Ảnh: N.T.H
Thu hái cà phê ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa - Ảnh: N.T.H

Cũng chung tình trạng không còn nguồn lực đầu tư chăm sóc vườn cà phê sau nhiều năm lao đao vì cà phê rớt giá, nhưng năm nay nhờ thời tiết thuận lợi nên năng suất cà phê bình quân của các hộ dân xã Hướng Phùng ước thu hoạch đạt khoảng 5 tấn/ha. Giá cà phê tăng cao, nông dân rất vui mừng vì tính trên suất đầu tư người trồng cà phê đã có lãi, dù sản lượng cà phê chỉ bằng một nửa các năm trước. Nếu cà phê được đầu tư chăm sóc tốt và được mùa, cho thu hoạch năng suất 10 -15 tấn quả tươi/ha, thì người trồng cà phê sẽ có thu nhập rất cao. Xã Hướng Phùng có 2.400 ha cây cà phê, chiếm gần một nửa diện tích cây cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa. Sau nhiều năm không được đầu tư chăm sóc tốt, toàn xã có khoảng 700 ha cà phê già cỗi, kém hiệu quả, cần tái canh hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác. “Với giá thu mua cà phê tươi dao động 8.000 - 9.500 đồng/kg hiện nay, người trồng cà phê có lãi và họ sẽ tự quay lại đầu tư chăm sóc cây cà phê cho niên vụ tới; thậm chí nhiều hộ sẽ tái canh và phát triển bền vững cây cà phê. Hy vọng giá cà phê thời gian tới vẫn tiếp tục ổn định như đầu niên vụ này để người trồng cà phê Hướng Hóa có thêm điều kiện vực dậy cây cà phê, lấy lại vị thế và xây dựng thương hiệu cà phê Hướng Hóa nổi tiếng đứng vững trên thị trường thế giới”, Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Phan Ngọc Long cho biết.

Toàn huyện Hướng Hóa có gần 5.000 ha cây cà phê, trong đó một nửa diện tích bị già cỗi, thoái hóa và nhiễm sâu bệnh nặng. Thực hiện đề án tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2025, huyện Hướng Hóa có kế hoạch tái canh 1.910 ha cây cà phê. Các diện tích cà phê tái canh tập trung ở 10 xã, thị trấn trồng cà phê chủ lực của huyện, gồm: Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Tân, Hướng Linh, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Ba Tầng, Húc và thị trấn Khe Sanh. Tuy nhiên, liên tiếp các niên vụ gần đây giá thu mua cà phê xuống thấp, nông dân bị lỗ nặng nên không mấy mặn mà chuyện trồng mới và tái canh cây cà phê. Đến cuối năm 2020, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hướng Hóa chỉ trồng mới và tái canh được 490,5 ha/800 ha kế hoạch giai đoạn 2017 - 2020. Trên cơ sở nhu cầu của các địa phương, huyện Hướng Hóa đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình UBND tỉnh cho phép huyện chuyển đổi từ 1.000 - 1.500 ha cà phê già cỗi, kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả, diện tích cà phê còn lại duy trì và phát triển khoảng 3.500 - 4.000 ha. Giá thu mua cà phê tăng cao niên vụ 2020 - 2021 này là tín hiệu vui để người trồng cà phê tiếp tục đầu tư chăm sóc, tái canh và phát triển cây cà phê trong thời gian tới.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Lê Quang Thuận cho biết, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng chỉ dẫn địa lý cho cà phê “Khe Sanh”, xây dựng thương hiệu OCOP 3, 4 sao đối với sản phẩm cà phê; phát triển cà phê đặc sản theo Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Bên cạnh đó, địa phương phối hợp với các cơ sở chế biến cà phê để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện cho cà phê Hướng Hóa có chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, giá cà phê Hướng Hóa tăng lên, nông dân có điều kiện đầu tư chăm sóc, tái canh và tiến tới phát triển bền vững cây cà phê.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Khởi nghiệp bằng niềm đam mê cà phê nguyên chất

Vân Trang |

Gia cảnh khó khăn nên sau khi tốt nghiệp THPT, anh Phạm Văn Thiện (sinh năm 1986), quê ở tỉnh Hà Tĩnh đành gác lại giấc mơ giảng đường để vào Tây Nguyên làm thuê. Nhiều năm đảm nhận công việc chăm sóc, thu hoạch, sơ chế cà phê nên anh Thiện hiểu rõ những giá trị mà cà phê nguyên chất mang lại. Niềm đam mê với cà phê lớn dần trong lòng chàng trai tha hương để anh nung nấu ý định về một ngày không xa sẽ khởi nghiệp bằng kinh doanh cà phê nguyên chất.

Hướng Hoá: Hỗ trợ hơn 60.000 giống cây cà phê chè catimor để tái canh cây cà phê

Nguyễn Đình Phục |

Ông Hoàng Đình Bình, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) cho biết: Nhằm giúp các hộ dân, nhất là đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở các xã thực hiện tái canh cây cà phê, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện vừa hỗ trợ hơn 60.000 giống cây cà phê chè catimor cho 33 hộ dân ở xã Hướng Phùng và thị trấn Khe Sanh thực hiện tái canh 31,1ha cây cà phê.

Nhà hàng, quán cà phê ở Vinh mở cửa trở lại từ sáng 24.9

Quang Đại |


Thành phố Vinh cho phép các nhà hàng, quán cà phê, các cơ sở kinh doanh dịch vụ hoạt động trở lại từ ngày 24.9.

Đưa cà phê trở thành "đại sứ du lịch" Việt Nam

Hải Nam |

Ngành du lịch và cà phê vẫn còn rất nhiều cơ hội hợp tác chưa được khai phá. Hoạt động du lịch sẽ đóng góp cho sự phát triển của ngành cà phê, đồng thời câu chuyện văn hóa cà phê sẽ trở thành một điểm nhấn để thu hút du khách.