Toàn tỉnh Quảng Trị có 43 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Lê An |

Ngày 15/1/2021, Sở Công thương tổ chức hội nghị tổng kết chương trình khuyến công giai đoạn 2016 - 2020; tôn vinh, trao chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và phát động phong trào thi đua sáng tạo, phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp nông thôn. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị.

Theo báo cáo của Sở Công thương, trong giai đoạn 2016 – 2020, chương trình khuyến công đã hỗ trợ xây dựng được 8 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; 106 đề án ứng dụng máy móc và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Hỗ trợ 10 đơn vị tham gia xây dựng nhãn mác, đăng ký bảo hộ thương hiệu. Lập quy hoạch chi tiết 1 cụm công nghiêp (CCN), đầu tư kết cấu hạ tầng 3 CCN, thực hiện 2 đề án quy hoạch chi tiết CCN và di dời cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hình thành 3 điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc trưng của tỉnh… 

Trao chứng nhận sản phẩm CNNT cấp tỉnh năm 2020 - Ảnh: L.A​
Trao chứng nhận sản phẩm CNNT cấp tỉnh năm 2020 - Ảnh: L.A​

Thông qua hoạt động khuyến công đã động viên, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn (CNNT); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Khuyến khích các cơ sở CNNT đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường; góp phần tạo việc làm, gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp. Công tác đảm bảo môi trường sản xuất công nghiệp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, đăng ký bảo hộ logo, nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm; quảng bá, giới thiệu sản phẩm được chú trọng.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, thông qua chương trình khuyến công, Sở Công thương phấn đấu xây dựng từ 10 - 12 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới, công nghệ mới; hỗ trợ 90 - 100 đề án chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa; hỗ trợ đào tạo tay nghề cho khoảng 300 lao động địa phương; triển khai 10 - 12 đề án sản xuất sạch hơn trong công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; hỗ trợ xây dựng, bảo hộ 10 thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa của địa phương; tổ chức, hỗ trợ 20 - 25 đoàn doanh nghiệp tham gia các hội chợ trong nước, 2 kỳ bình chọn sản phẩm CNNT cấp tỉnh; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết 3 - 5 cụm, điểm công nghiệp; hỗ trợ 5 - 6 đề án hoàn thiện hạ tầng cụm công nghiệp, xử lý ô nhiễm và di dời vào cụm công nghiệp... Tổng kinh phí thực hiện dự kiến 45,88 tỉ đồng.

Về công tác tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu năm 2020, đã có 60 bộ hồ sơ sản phẩm của 50 doanh nghiệp, cơ sản sản xuất CNNT trên địa bàn tỉnh đăng ký tham gia. Kết quả có 43 sản phẩm/bộ sản phẩm của 43 tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở CNNT được công nhận là sản phẩm CNNT cấp tỉnh năm 2020. Có 6 sản phẩm, bộ sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm CNNT tiêu biểu khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị Sở Công thương tiếp tục phát huy vai trò quản lý, cùng các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT mở rộng, phát triển sản xuất; nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ để phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chất lượng tốt hơn, tiện ích hơn; tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm bền vững. Nâng cao năng lực chuyên môn đội ngũ cán bộ khuyến công. Về phía các doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị cần tiếp tục nỗ lực, sáng tạo nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm.

Nhân dịp này, UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 5 tập thể, 12 cá nhân vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động khuyến công giai đoạn 2016 - 2020.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tạo đột phá các lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn

Kô Kăn Sương |

Quảng Trị là địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng để phát triển chuyên sâu các ngành công nghiệp như năng lượng, chế biến nông lâm - thủy - sản (nhất là công nghiệp chế biến gỗ), silicat... Do đó, tỉnh đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách, biện pháp để khai thác lợi thế các ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế địa phương tăng trưởng nhanh, bền vững.

Lào thúc đẩy hội nhập kinh tế số và công nghiệp 4.0

Tổng hợp |

Ngày 17/12, Trung tâm Internet quốc gia Lào thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông và Truyền thông Lào tổ chức hội thảo có chủ đề “sẵn sàng hội nhập kinh tế số và công nghiệp 4.0”. Chủ trì hội thảo là Thứ trưởng Bounsaleumxay Khennavong.

Đà Nẵng nhiều tiềm năng thu hút đầu tư công nghiệp xanh

Quốc Dũng |

Đoàn Đại sứ các nước thành viên EU do ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng phái đoàn EU ở Việt Nam dẫn đầu có buổi thăm, làm việc tại Đà Nẵng để tìm hiểu môi trường, các chính sách thu hút đầu tư.

Chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo đột phá để phát triển (Kỳ 2)

Nguyễn Hoàn |

(Tiếp theo kỳ trước)

Phải nói rằng, những năm qua, ngay từ trước khi Trung ương ban hành các văn bản chiến lược về chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh đã sớm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện những quyết sách có tính chất tạo tiền đề cho Quảng Trị đón bắt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử (tham mưu năm 2016), xây dựng mô hình đô thị thông minh tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2023, tầm nhìn đến 2030 (tham mưu năm 2018).