Toàn tỉnh Quảng Trị có trên 3.555 ha cây dược liệu

Lê An |

Theo kết quả khảo sát, điều tra của Sở Nông nghiệp và PTNT, toàn tỉnh hiện có hơn 3.555 ha cây dược liệu, tập trung phần lớn ở 5 huyện: Hướng Hóa, Đakrông, Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh.

Về thành phần loài, hiện có hơn 230 loài cây dược liệu, trong đó có 199 loài thuộc danh mục dược liệu được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 48/2018/TT-BYT. Có khoảng 40 loài dược liệu đã được nghiên cứu ứng dụng, mở rộng quy mô sản xuất, khai thác trong tự nhiên để chế biến và tiêu thụ cùng với hàng trăm loài dược liệu được người dân thu hái để làm thuốc như ba kích tím, sa nhân tím, sâm Ngọc Linh, quế, đảng sâm, lan kim tuyến,... Một số loài có sản lượng lớn như nghệ hơn 1.234 tấn/năm, đinh lăng 175,5 tấn/năm, gừng 413 tấn/năm, sả 2.464 tấn/năm, sắn dây 350 tấn/năm, tràm 2.500 tấn lá/năm (tương đương 4.600 lít dầu tràm/năm),… Từ đó tạo ra các sản phẩm dược liệu với số lượng lớn như tinh bột nghệ, tinh dầu sả, tinh dầu tràm, cao an xoa, cao lá vằng, chè vằng hòa tan, cao cà gai leo, trà cà gai leo, sâm Bố Chính, cao dây thìa canh... được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh tin dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trồng mới cây cà gai leo theo hướng hữu cơ tại huyện Hướng Hóa - Ảnh: L.A
Trồng mới cây cà gai leo theo hướng hữu cơ tại huyện Hướng Hóa - Ảnh: L.A

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Hồng Phương cho biết, căn cứ kết quả điều tra, đánh giá, bước đầu đề xuất 14 loài cây dược liệu có tiềm năng phát triển trên địa bàn tỉnh, gồm tràm các loại (tràm gió, tràm năm gân), nghệ, chè vằng, an xoa, thất diệp nhất chi hoa, giảo cổ lam, sâm cau, sả, dây thìa canh, sâm Bố Chính, cà gai leo, khôi tía, đảng sâm, quế. Dự kiến đến năm 2025, diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh đạt 4.500 ha, trong đó, trồng mới ít nhất 1.000 ha. Có thêm 30 sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ cây dược liệu, trong đó có ít nhất 1 sản phẩm được công nhận sản phầm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Phấn đấu đến năm 2030 đưa diện tích cây dược liệu trên địa bàn tỉnh lên trên 6.000 ha, trong đó trồng mới thêm ít nhất 1.500 ha. Có thêm 40 sản phẩm OCOP có nguồn gốc từ cây dược liệu, trong đó có ít nhất 2 sản phẩm được công nhận sản phầm OCOP đạt tiêu chuẩn 5 sao.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Đánh thức tiềm năng phát triển cây dược liệu

Lê An |

Tỉnh Quảng Trị có đất đai, khí hậu đa dạng, phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây dược liệu. Những năm qua, đã có nhiều mô hình trồng cây dược liệu được các địa phương, cơ quan chuyên môn đưa vào thử nghiệm và đã thu được những kết quả tích cực, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân.

Người góp phần xây dựng thương hiệu cao dược liệu Định Sơn

Anh Vũ |

Làng Định Sơn, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) được nhiều người biết đến là làng nghề nấu các loại cao dược liệu gần 20 năm nay. 

Khảo sát tiềm năng cây dược liệu

Lê An |

Với mục tiêu xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển cây dược liệu, các sản phẩm dược liệu của tỉnh, trong hai ngày 24, 25/12, Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị cùng đoàn tư vấn khảo sát tiềm năng cây dược liệu do PGS.TS Trần Văn Ơn, Cố vấn quốc gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dược liệu làm trưởng đoàn có chuyến khảo sát các vùng trồng loại cây này trên địa bàn Quảng Trị.

Thành công từ đam mê sản xuất dược liệu

Anh Vũ |

Trong chuyến công tác đến các tỉnh phía Bắc mới đây, đoàn cán bộ và nông dân huyện Cam Lộ có dịp thăm chi nhánh sản xuất dược liệu của anh Lê Thanh Huệ (Giám đốc HTX Dược liệu Trường Sơn, ở Cụm Công nghiệp Cam Thành, Cam Lộ) đặt tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nhìn quy mô, thiết bị, không khí lao động sản xuất, sản phẩm làm ra ở đây mới thấy được ý chí, nghị lực của một thanh niên trẻ dám nghĩ, dám làm, có nhiều ý tưởng trong sản xuất, kinh doanh để cho ra thị trường hàng chục sản phẩm thảo dược mỗi năm.