Triển khai mô hình trồng lúa canh tác tự nhiên ở Triệu Sơn

Phan Việt Toàn |

Được sự hỗ trợ của dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)”, vụ đông xuân 2022-2023, nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong đã triển khai mô hình sản xuất lúa canh tác tự nhiên với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị.


Mô hình triển khai tại vùng ruộng Hạ Mua, thôn Đồng Văn, xã Triệu Sơn, với 38 hộ tham gia trên diện tích 7,5 ha, sử dụng giống lúa HN6. Triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã tiến hành tập huấn và hướng dẫn cho các hộ dân cách ủ chế phẩm, làm phân compost, ủ đạm cá, làm men IMO3; làm can xi phốt pho từ vỏ trứng và xương cá; làm thuốc trừ sâu thảo mộc từ gừng, ớt tỏi và thuốc lá để bón cho lúa.

Hiện nay sau 20 ngày gieo trồng, các hộ dân đang tiến hành phun thuốc thảo mộc phòng trừ sâu bệnh, cung cấp dưỡng chất cho lúa đẻ nhánh. Nguyên tắc của phương pháp canh tác tự nhiên là tôn trọng tự nhiên, dựa vào nguồn lực có sẵn trong tự nhiên thay cho việc thâm canh dựa vào hóa chất để tạo ra năng suất vượt trội, làm nền tảng căn bản cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Phun chế phẩm thảo mộc cho lúa -Ảnh: P.V.T
Phun chế phẩm thảo mộc cho lúa -Ảnh: P.V.T

Triển khai mô hình sản xuất lúa theo canh tác tự nhiên giúp cải thiện đất và nguồn nước, tăng nguồn vi sinh vật có lợi trong đất; không sử dụng hóa chất, sản phẩm của mô hình đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và môi trường sống.

Theo ông Đặng Ngọc Dĩnh, nhóm trưởng nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Sơn, năm 2016, nhóm sản xuất lúa canh tác tự nhiên xã Triệu Sơn được thành lập với 11 hộ. Những năm qua, các hộ dân duy trì sản xuất lúa canh tác tự nhiên với diện tích 3 ha. Nhóm canh tác lúa tự nhiên rất muốn nhân rộng mô hình nhưng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là về nguồn vốn, kỹ thuật. Với sự hỗ trợ của dự án FMCR và Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ là cơ hội tốt để nhóm kết nạp thêm thành viên, phát triển diện tích, tiến tới sản xuất hàng hóa và cung cấp lúa cho thị trường với số lượng lớn.

Trong quá trình chăm sóc lúa canh tác tự nhiên sẽ có 9 lần phun thuốc thảo mộc và các dưỡng chất để cung cấp cho cây phát triển, phòng, chống sâu bệnh. Sau khi phun thuốc thảo mộc cho lúa giai đoạn đẻ nhánh xong, ông Lê Quang Đại cùng một số hộ dân thôn Đồng Văn còn tranh thủ câu cá tại các mương nước quanh ruộng.

“Do làm lúa canh tác tự nhiên nên cua, cá trên ruộng lúa rất nhiều. Qua đây cho thấy mô hình rất thân thiện với môi trường, giảm ô nhiễm và bảo vệ môi trường sống, hệ sinh thái đồng ruộng. Sản phẩm làm ra cũng đảm bảo an toàn cho người sử dụng”, ông Đại chia sẻ.

Tham gia mô hình, ngoài được trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật về canh tác lúa tự nhiên, người dân được hỗ trợ về kiến thức tìm kiếm thị trường và xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản.

Được biết, tuy năng suất lúa canh tác tự nhiên thường thấp hơn lúa canh tác thông thường, nhưng giá bán lại cao hơn 25 - 30% nên sẽ cho thu nhập cao hơn so với sản xuất lúa truyền thống. Khi cuộc sống được cải thiện, người dân có điều kiện hơn trong công tác chăm sóc, quản lý và bảo vệ rừng ven biển của địa phương.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Nông dân Hướng Hóa tập trung chăm sóc lúa đông xuân

Nguyễn Đình Phục |

Thời tiết sau tết Nguyên đán Quý Mão có nắng ấm, thuận lợi cho cây lúa nhanh bén rễ hồi xanh và đẻ nhánh. Những ngày này trên khắp các cánh đồng, nông dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đang tập trung xuống đồng làm cỏ, chăm bón và tỉa dặm cho lúa vụ đông xuân.

Tuyệt đối không gieo cấy lúa khi nhiệt độ dưới 160C

Lê An |

Hiện nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đang bước vào mùa vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân. Tuy nhiên thời tiết thời gian qua liên tục mưa dầm, rét đậm với nhiệt độ trung bình khoảng 180C, nhiều ngày dưới 160C đã làm một số diện tích lúa gieo cấy sớm trước khung thời vụ ở một số địa phương bị ngập úng; nhiều diện tích ruộng chuẩn bị gieo cấy bị ngập sâu trong nước, ảnh hưởng đến tiến độ làm đất, gieo cấy.

Chuyển đổi 200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

Lê An |

Nhằm hạn chế bỏ hoang đất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị sản xuất, năm 2022, toàn tỉnh đã chuyển đổi được cơ cấu cây trồng trên diện tích 200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả. Trong đó, 170 ha đất trồng lúa chuyển sang trồng cây hàng năm, 30 ha trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản.

Việt Nam phát triển giống lúa thích nghi biến đổi khí hậu

Nguyễn Minh |

Dự án đã quy tụ các chuyên gia giỏi nhất của các cơ quan chính phủ, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp giỏi nhất của Việt Nam và Australia.