Vùng gò đồi Triệu Phong hình thành chuỗi cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao

Hồng Lĩnh |

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU của Huyện ủy (khóa XVII) “Về phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi”, sau gần 14 năm triển khai thực hiện đến nay bức tranh kinh tế - xã hội vùng gò đồi huyện Triệu Phong (Quảng Trị) có sự thay đổi vượt bậc, kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên. Đặc biệt, vùng gò đồi đã xây dựng được chuỗi cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao.

Là một trong những xã thuộc vùng gò đồi, với lợi thế cho việc phát triển các loại cây trồng công nghiệp và cây có múi, sau khi Nghị quyết 04 về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi” của Huyện ủy ra đời, lãnh đạo xã Triệu Thượng đã nhanh chống cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và giao nhiệm vụ cho các thành viên và đoàn thể bắt tay triển khai thực hiện.

Cây chanh leo cho năng suất cao ở vùng gò đồi Triệu Thượng
Cây chanh leo cho năng suất cao ở vùng gò đồi Triệu Thượng

Tính đến nay, Triệu Thượng đã hình thành được chuỗi cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao như: trồng rừng nguyên liệu, cao su tiểu điền, cây có múi, dứa nguyên liệu, chanh leo,… Đặc biệt, 243 ha cao su tiểu điền đã cho khai thác  với năng suất 2,3 tấn/ha, sản lượng 345 tấn mũ khô/năm; 17 ha cây có múi, trong đó khôi phục được 7 ha bưởi thanh trà, đây vốn là cây trồng truyền thống của địa phương đưa vào trồng từ nhiều năm trước đã bị mai một, giờ đây, tuy mới khôi phục lại nhưng mỗi ha đã cho thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm.

Ông Lê Kim Cận, Chủ tịch Hội Nông dân xã Triệu Thượng cho biết: “Nhờ có Nghị Quyết của Huyện ủy, chúng tôi làm cơ sở tham mưu cho Đảng ủy và UBND xã đề ra Nghị quyết về phát triển cây trồng trên vùng gò đồi một cách phù hợp, giá trị kinh tế cao. Trong đó, chúng tôi đưa vào trồng thử nghiệm các giống cây mới như: Ổi Đài Loan, chanh leo, sâm bố chính... Tất cả các loại cây trồng này đều thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương nên cây phát triển tốt, cho giá trị kinh tế cao, nhất là cây chanh leo và cây ổi Đài Loan”. 

Vùng gò đồi huyện Triệu Phong có tổng diện tích trên 16 nghìn ha, gồm  xã Triệu Thượng, Triệu Ái và một phần của xã Triệu Giang. Dựa vào đặc điểm vùng gò đồi, huyện định hướng các địa phương chủ yếu áp dụng trồng cây công nghiệp dài ngày, cây dược liệu theo hướng hình thành trang trại, gia trại tập trung. Sau gần 14 năm triển khai Nghị quyết 04 của Huyện ủy, đến nay bộ mặt vùng gò đồi đã thực sự thay đổi, từ một vùng đồi núi đầy lau sậy đến nay đã phủ một màu xanh của cây trái. Bên cạnh các loại cây trồng chủ lực như: Cao su tiểu điền, hồ tiêu, cây lâm nghiệp,... Huyện Triệu Phong cũng đã chỉ đạo các xã vùng gò đồi đưa vào các loại cây trồng mới vào trồng thử nghiệm như: cây dược liệu, bưởi da xanh, cây Na Thái lan, cây chanh leo, sâm bố chính… bước đầu đã thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết và cho kết quả khả quan. Trung bình mỗi ha cây trồng ở vùng gò đồi có giá trị từ 70 - 100 triệu đồng. 

Mở rộng diện tích cây bưởi là chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế vùng gò đồi Triệu Phong
Mở rộng diện tích cây bưởi là chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế vùng gò đồi Triệu Phong

Ông Hoàng Quang Dưỡng, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Triệu Phong cho biết thêm: “Những năm qua bên cạnh việc tập trung sản xuất cây lúa, chúng tôi đã vận động các xã gò đồi chuyển đổi một số vườn tạp và diện tích đất lâm nghiệp đưa vào trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, tham mưu cho UBND huyện tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ về xây dựng trang trại, gia trại ở vùng gò đồi. Thời gian qua, kinh tế vùng gò đồi đã thực sự góp phần làm thay đổi đời sống nhân dân”.   

Với những kết quả đạt được, thời gian tới, huyện Triệu Phong đang có kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nhằm tiếp tục làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của người dân để mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, tiếp tục khai thác tiềm năng, lợi thế vùng gò đồi, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới .

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Ưu thế của nuôi cá bằng “lồng thuyền”

Đức Việt |

Những năm trở lại đây, người nuôi cá nước ngọt trên sông ở xã Hải Phong, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã bỏ vốn đầu tư dần chuyển sang nuôi trong lồng nuôi mới có hình dạng giống chiếc thuyền mà người dân nơi đây thường gọi là “lồng thuyền”. Kiểu lồng nuôi mới này đã đạt được nhiều hiệu quả như: Ít hao con giống, cá nuôi phát triển tốt, ít bị bệnh và đặc biệt không bị trôi vào mùa mưa lũ…

Thị trấn mới trên vùng đất lúa

Lệ Như |

Chiều ngày 19/3/1975, thị trấn Diên Sanh (Hải Lăng, Quảng Trị), mảnh đất cuối cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng. Sự kiện này đánh dấu một mốc son trong lịch sử của quân và dân Hải Lăng, góp phần tạo thế và lực mới, làm nên đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Truyền thống tốt đẹp ấy chính là nền tảng, là động lực để Đảng bộ và Nhân dân thị trấn Diên Sanh vững bước vào thời kỳ khôi phục, xây dựng quê hương hôm nay.

Triển vọng từ mô hình nông nghiệp sạch gắn với du lịch ở Hướng Hóa

Ngọc Trang |

Tuy mới được xây dựng trong thời gian ngắn nhưng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của ông Hồ Văn Hinh ở Khóm 1, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tạo sự chú ý với nhiều người dân địa phương. Nơi đây không chỉ hội tụ đa dạng cây trồng, vật nuôi phát triển theo mô hình nông nghiệp sạch mà còn là địa điểm có khung cảnh đẹp để hút khách tham quan, du lịch theo hướng farmstay (du lịch trải nghiệm ở nông trại, trang trại).

Triển vọng từ giống lúa hữu cơ thảo dược tím

Võ Thái Hòa |

Lúa thảo dược tím được đưa vào sản xuất ở Quảng Trị đã vài năm nay nhưng trước đây nông dân thâm canh giống lúa này theo phương pháp canh tác vô cơ. Do đó, sản phẩm chưa đạt chất lượng chuẩn sạch.