Bị bạo hành tại trường học, bé gái 13 tuổi uống thuốc sâu tự tử

Minh Khánh |

Bị bạn cùng lớp trêu chọc, bạo hành, bé gái 13 tuổi căng thẳng, lo sợ nên đã mua 2 gói thuốc sâu để uống tự tử.

Khoa Sức khoẻ Vị thành niên- Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận một bé gái 13 tuổi đã có hành vi tự tử do bạo lực học đường.

Sự việc bắt đầu xảy ra với trẻ khi giữa năm học, trong lớp cô giáo đã xếp trẻ ngồi giữa hai bạn nam. Kể từ đó, bé gái này thường xuyên bị hai bạn bên cạnh mình trêu chọc, giật và ném sách vở. Nghiêm trọng hơn, bé gái này thường xuyên bị bạn lấy sách đập vào đầu.

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Thường xuyên bị bạn trêu chọc, bạo hành trong thời gian dài, khiến cho em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ, học lực ngày càng giảm sút. Dần dần em không muốn giao tiếp với ai thậm chí cả bố mẹ hay anh chị em.

Sau khi uống 2 gói thuốc trừ sâu, bệnh nhi chóng mặt, nôn liên tục rồi ngã gục xuống nhà. Bố mẹ phát hiện kịp thời và bé tới bệnh viện để cấp cứu.

Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc - Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được xử trí cấp cứu bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng thuốc giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, bé gái được chuyển Khoa Sức khỏe vị thành niên.

Tại khoa Sức khoẻ vị thành niên, bệnh nhi này luôn trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, trẻ chỉ nằm thu mình, cảm giác tự ti và không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Sau khi thăm khám và làm các trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ và nhà tâm lý đánh giá cháu có những sang chấn về tinh thần.

Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của trẻ đã cải thiện hơn. Trẻ cảm thấy khoẻ và vui vẻ hơn, hoà đồng với các bạn trong phòng và với mọi người. Ngoài ra, trẻ cũng ăn, ngủ tốt hơn và được ra viện sau đó.

Câu chuyện trên là một trường hợp đau lòng về bạo lực học đường và điều may mắn là trẻ đã được cứu sống. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với trẻ đặc biệt khi trẻ đi học trở lại Theo các bác sĩ, nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn thì có thể trẻ lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể còn đau lòng hơn...

Hiện nay, bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, của nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội vì những hậu quả gây ra. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng đáng kể cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường đặc biệt là đối với trẻ vị thành niên.

Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo gần đây, trong một năm học trên toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).

(Nguồn: VOV.VN)

TAGS

Nguy cơ rình rập trẻ em trên môi trường mạng

Tiến Đoàn - An Huy |

Thời gian vừa qua, Công an TP.Hà Nội liên tiếp phát hiện những vụ xâm hại tình dục đối với trẻ em trên môi trường mạng Internet. Đặc biệt, từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, việc học tập giải trí của nhiều trẻ gần như gắn chặt với máy tính và mạng đã góp phần gia tăng những vụ việc nhằm vào đối tượng là các em học sinh.

Khi trẻ em lên tiếng

Quang Hiệp |

Từ các miền quê trong tỉnh Quảng Trị, nhiều học sinh tiểu học, THCS đã có mặt tham dự Diễn đàn đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Quảng Trị với trẻ em năm 2020. Sự quan tâm, hưởng ứng của các bạn nhỏ được thể hiện qua nhiều ý kiến nóng hổi…

Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

BBT |

Chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020 diễn ra từ ngày 15/11 - 15/12 là “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt Nam bị trầm cảm?

Thanh Mai |

Dấu hiệu sớm ở trẻ mắc trầm cảm là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên, luôn rơi vào trạng thái lo âu.