Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

BBT |

Chủ đề của Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới năm 2020 diễn ra từ ngày 15/11 - 15/12 là “Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em”.

Thời gian qua, Việt Nam đã được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia đạt được nhiều thành tựu về bình đẳng giới, xóa bỏ khoảng cách giới, đặc biệt là trong lĩnh vực lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục... Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 các nước đứng đầu thế giới về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội và tỷ lệ phụ nữ tham gia lao động, xếp thứ 68 trong số 166 nước về chỉ số phát triển giới.

 

Để đạt được những tiến bộ này, các cấp, các ngành đã có nhiều nỗ lực trong triển khai công tác bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm tạo chuyển biến của xã hội về nhận thức và hành động đối với công tác này trong thời gian vừa qua. Trong đó, bình đẳng giới là chìa khóa để xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, thông điệp này cũng là một định hướng đối với công tác truyền thông về phòng, chống bạo lực xâm hại phụ nữ và trẻ em trong nhiều năm qua.

Tuy vậy, bạo lực trên cơ sở giới vẫn là một thách thức lớn ở Việt Nam. Theo Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua).

Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Việc ban hành các chính sách, pháp luật phải đi đôi với trách nhiệm và nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc triển khai để pháp luật thực sự đi vào cuộc sống.

Bên cạnh đó, phải chú trọng đến vai trò chủ động, tích cực của các cơ quan truyền thông trong việc thay đổi những quan niệm truyền thống, những định kiến giới và bạo lực trên cơ sở giới.

Quan trọng hơn, bản thân phụ nữ và trẻ em cũng phải chủ động hơn nữa trong việc chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ để giải quyết vấn đề bạo lực, xâm hại đồng thời cần phải được trang bị các kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại.

CLB Phòng, chống bạo lực gia đình xã Vĩnh Tú tổ chức hội thi năm 2016.
CLB Phòng, chống bạo lực gia đình xã Vĩnh Tú tổ chức hội thi năm 2016.

Việc triển khai Tháng hành động hằng năm đã góp phần nâng cao nhận thức, thay đổi hành động của cán bộ và người dân đối với công tác bình đẳng giới. Nhiều vụ bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em được các phương tiện thông tin đại chúng và người dân phản ánh.

Đồng thời, tôn vinh những giá trị nhân văn sâu sắc của gia đình Việt Nam; tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng, vị trí, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững. Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân phải là một tuyên truyền viên vận động gia đình, người thân và cộng đồng cùng nói không với bạo lực gia đình, bạo lực với phụ nữ và trẻ em.

TAGS

Đà Nẵng xây dựng thành phố an toàn, không bạo lực với phụ nữ và trẻ em

Quốc Dũng |

Đà Nẵng đang xây dựng Đề án thành phố an toàn, không bạo lực với phụ nữ, trẻ em từ năm 2020-2025, phấn đấu đến năm 2030 có 100% xã, phường... có quy định về an toàn, không quấy rối và bạo lực.

Công an điều tra vụ việc người phụ nữ bị đánh ghen "hội đồng”

Phúc Đạt |

Công an thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) vào cuộc điều tra về clip đánh ghen lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh 1 người phụ nữ bị lột đồ, đánh đập dã man. 

Vì sao ngày càng nhiều trẻ em Việt Nam bị trầm cảm?

Thanh Mai |

Dấu hiệu sớm ở trẻ mắc trầm cảm là rối loạn giấc ngủ, mất ngủ triền miên, luôn rơi vào trạng thái lo âu.

Chắp cánh ước mơ cho phụ nữ nghèo

Mai Lâm |

Trong những năm qua, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã đồng hành, hỗ trợ rất nhiều chị em phụ nữ nghèo ở các địa phương trên địa bàn tỉnh vươn lên phát triển kinh tế, khẳng định vai trò, vị thế đối với gia đình và xã hội.