Cách hạn chế chất gây ung thư khi dùng nồi chiên không dầu

Thanh Mai |

Dù sử dụng nồi chiên không dầu có thể giúp người dùng hạn chế dầu nhưng quá trình chiên, nướng vẫn là phương pháp hình thành acrylamide cao nhất.

Mới đây, Hiệp hội Người tiêu dùng Hong Kong khuyến cáo người dân nơi đây cần phải cảnh giác khi sử dụng và chọn mua các sản phẩm nồi chiên không dầu. Theo tổ chức này một số sản phẩm nồi chiên không dầu có chứa hàm lượng acrylamide, một chất gây ung thư.

Cụ thể, sau khi thử nghiệm chế biến món khoai tây chiên thái mỏng ở nhiệt độ cao trên 12 model nồi chiên không dầu (hầu hết là các nhãn hàng nội địa), cơ quan quản lý khu vực này đã phát hiện hàm lượng acrylamide vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

 

Theo Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), acrylamide có thể có liên hệ với sự hình thành một số dạng ung thư ở tử cung, vú, tụy... Hàm lượng acrylamide theo tiêu chuẩn của EU trong thức ăn là 500 microgram/kg nhưng hàm lượng hóa chất trong một số sản phẩm nồi chiên không dầu đã vượt quá con số cho phép những 13 lần, tức 7.038 microgram/kg. 

Thông tin trên khiến nhiều người tỏ ra hoang mang khi dùng loại thiết bị nấu nướng vốn đã quen thuộc trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, vẫn có một số khuyến cáo về cách sử dụng nồi chiên không dầu hiệu quả và vẫn đảm bảo sức khỏe. 

Đối với món khoai tây chiên, người dùng nên ngâm các lát khoai được thái mỏng trong nước khoảng 15-30 phút, để ráo nước và thấm khô trước khi chế biến. Việc bảo quản một số loại thực phẩm trong đó óc khoai tây trong tủ lạnh sẽ góp phần làm tăng hàm lượng acrylamide khi nấu.

Bên cạnh đó, người dùng cần hạn chế sử dụng thức ăn bị cháy hoặc chế biến quá kỹ. Hàm lượng acrylamide tăng cao nhất khi thức ăn chuyển sang màu vàng đậm hoặc nâu đậm. Acrylamide rất dễ hình thành khi món ăn được nấu ở nhiệt độ từ 120 độ C trở lên trong thời gian dài.

Điều này vô cùng quan trọng bởi dù sử dụng nồi chiên không dầu có thể giúp người dùng hạn chế dầu mỡ nhưng việc chế biến thực phẩm thông qua quá trình chiên, nướng vẫn là phương pháp hình thành acrylamide cao nhất.

Đặc biệt người dùng cần tìm mua các sản phẩm nồi chiên không dầu đảm bảo chất lượng từ những thương hiệu cũng như đại lý phân phối uy tín. Những sản phẩm kém chất lượng không chỉ tiềm tàng nhiều nguy cơ nguy hiểm về kỹ thuật, vật liệu cấu tạo kém còn ảnh hưởng nhiều hơn đến sức khỏe của người tiêu dùng.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Vì sao số người mắc và tử vong vì ung thư ở Việt Nam tăng nhanh

PV |

Chế độ ăn ăn uống không hợp lý cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Ung thư đe dọa chúng ta hơn cả COVID-19 và tai nạn giao thông

Lê Thanh Phong |

Trong năm 2020, Việt Nam gia tăng cả về số ca mắc mới và tỷ lệ tử vong do ung thư, hiện xếp thứ 92 trên thế giới. Đây là công bố của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế (IACR, thuộc WHO) hiệu chỉnh theo độ tuổi của 185 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2020. Đây là báo cáo được cập nhật 2 năm một lần.

Top 10 thực phẩm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Quỳnh Như |

Xung quanh chúng ta có rất nhiều loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và có tác dụng đặc biệt để phòng chống các bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý giúp bạn bổ sung vào bữa ăn hàng ngày.

Ung thư sẽ không còn là nỗi ám ảnh của nhiều người

PV |

Bệnh ung thư từ lâu được xem là “bản án tử”- một cái chết được báo trước đối với nhiều người. Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, hoàn toàn có thể phát hiện sớm ung thư từ giai đoạn sơ khởi, giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao.