Chuyện “bác sĩ Khoa” và những liều vaccine tinh thần cho cộng đồng

Quang Đại |

Một số người chia sẻ câu chuyện hư cấu về “bác sĩ Khoa” chỉ là nạn nhân của hoạt động lừa đảo tinh vi, có tính toán.

Cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh khẳng định câu chuyện gây xúc động mạnh mẽ trên mạng xã hội về “bác sĩ Khoa” rút ống thở của ba mẹ mình nhường cho sản phụ mổ cấp cứu là hư cấu, một số người liên quan bị xử phạt vì chia sẻ thông tin sai sự thật. Tuy nhiên họ chỉ là nạn nhân.

Theo Báo Tiền Phong ngày 9.8, nhóm của "bác sĩ Khoa" với người có tên Phong Lam thường dựng lên những câu chuyện lấy nước mắt cư dân mạng, từ đó kêu gọi quyên góp từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh mà nhóm này tự vẽ ra.

Thông tin về “bác sĩ Khoa” gây chấn động trên mạng xã hội được cơ quan chức năng xác định là hư cấu. Ảnh: TP
Thông tin về “bác sĩ Khoa” gây chấn động trên mạng xã hội được cơ quan chức năng xác định là hư cấu. Ảnh: TP

Cụ thể là chuyện nhóm của Lam nuôi một bà cụ bán vé số không nơi nương tựa, sau khi chồng và con mắc bệnh ung thư qua đời, bà cụ sau đó cũng bị đột tử. Một Facebook trong nhóm đăng đàn kêu gọi ủng hộ, quyên góp tiền làm đám tang cho cụ. Dưới lời kêu gọi kèm theo số tài khoản của một người tên Nguyễn Thị Minh Thy. Rất nhiều người đã chuyển tiền ủng hộ sau lời kêu gọi đẫm nước mắt này.

Câu chuyện “bác sĩ Khoa” nếu không bị lật tẩy sớm, chắc chắn nhóm lừa đảo mạng đã thu hút được một lượng tài trợ khổng lồ, bởi sức lan tỏa mạnh mẽ của câu chuyện trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng.

Lâu nay xuất hiện tình trạng chúng tôi tạm gọi là “vũ khí nước mắt” khá phổ biến trên mạng xã hội cũng như trong cuộc sống. Hoạt động này đánh vào đặc trưng cảm tính, duy tình của người Việt với mục đích trục lợi. Những người này có kinh nghiệm nằm lòng là muốn tạo lòng tin để lừa đảo thì phải lấy được nước mắt đối tượng.

Trong các hoạt động bán hàng đa cấp, diễn giả gào khóc và tìm cách làm cho cả nghìn người cùng khóc. Lúc đó đám đông đã thực sự mê muội, sẵn sàng làm bất cứ điều gì theo sự điều khiển, chỉ đạo của thủ lĩnh bán hàng đa cấp.

Vừa qua, tại khu vực Bắc Trung bộ có nhiều trường học tổ chức mời một diễn giả đến thuyết trình về kỹ năng sống, người này đã dùng các thủ thuật để lấy nước mắt học sinh, tạo hiệu ứng khóc lóc tập thể. Sau khi có ý kiến phản ánh, cơ quan chức năng đã tiếp thu, ra văn bản yêu cầu các trường thận trọng trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

Khi con người xúc động, cộng đồng cùng khóc, sẽ tạo ra những hiệu ứng rất lớn, hành động đúng mục đích của những kẻ lừa đảo như trong vụ “bác sĩ Khoa”, là họ sẽ xuống tiền không tiếc tay.

Chừng nào chưa hình thành tư duy phản biện trong cộng đồng như một loại “vaccine tinh thần” thì các câu chuyện tương tự “bác sĩ Khoa” sẽ tiếp tục quay trở lại tấn công.

(Nguồn: Báo Lao Động)

Tin giả vụ bác sĩ rút ống thở người thân cứu sản phụ gây hậu quả ra sao?

Thanh Mai |

Các cơ quan chức năng đang xác minh nguồn gốc bài đăng này để xử lý theo quy định của pháp luật.

Tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về COVID-19

Phương Minh |

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa gửi công văn đến các bộ, ngành, địa phương có nội dung đề nghị các đơn vị triển khai hiệu quả Nghị quyết 78/NQ-CP của Chính phủ, tăng cường xử lý tin giả, tin sai sự thật về COVID-19 trên các trang mạng.

“F0 Quảng Trị di chuyển nhiều nơi nhưng không khai báo trung thực” là thông tin giả mạo

P.V |

Ngày 30/7/2021, Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Trị đã có cảnh báo, yêu cầu người dân không chia sẻ thông tin về việc “F0 Quảng Trị di chuyển nhiều nơi nhưng không khai báo trung thực”.

Cô gái 'tiêm vaccine nhờ ông ngoại' bị phạt 12,5 triệu đồng vì tin giả

PV |

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra quyết định xử phạt đối với cá nhân về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội với nội dung: "Tiêm vaccine COVID-19 không cần đăng ký".