Cô học trò vùng cao nỗ lực thực hiện ước mơ làm cô giáo

Lâm Phương |

Sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Đakrông, tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, ở thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông luôn ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo để dạy chữ cho các em nhỏ ở quê mình. Ước mơ ấy đã trở thành động lực giúp Nguyệt vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên đạt kết quả cao trong học tập.

Ở Trường THPT Đakrông bạn bè và thầy cô giáo luôn dành tình cảm đặc biệt cho Nguyệt. 3 năm học liền, em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 12, em đoạt Giải 3 môn Lịch sử trong Kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, 3 môn thi của Khối C, Nguyệt đạt 27,5 điểm (Lịch sử 8,75 điểm, Địa lý 9,5 điểm và Ngữ văn 9,25 điểm).

Nguyệt đang phụ giúp mẹ may quần áo để kiếm tiền chuẩn bị nhập học -Ảnh: MINH VŨ
Nguyệt đang phụ giúp mẹ may quần áo để kiếm tiền chuẩn bị nhập học -Ảnh: MINH VŨ
Cô Phan Thị Kim Anh, giáo viên chủ nhiệm của em cho biết: “Nguyệt là một học sinh rất chăm ngoan. Ngoài kiến thức học được ở trường, em còn chịu khó tìm tòi tài liệu trên mạng internet, sách báo để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Kết quả đạt được trong kỳ thi vừa qua là rất xứng đáng với sự nỗ lực, phấn đấu của em. Bên cạnh là một học trò chăm ngoan học giỏi, Nguyệt còn là một cầu thủ bóng chuyền xuất sắc của trường”.

Với số điểm khá ấn tượng đạt được trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Nguyệt đã trúng tuyển vào Khoa Sư phạm Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Huế. Chia sẻ kinh nghiệm trong học tập, Nguyệt cho biết, em không có bí quyết gì ngoài tự học.

Cả ba môn Khối C đều đòi hỏi phải học nhiều sự kiện, nội dung, số liệu... Để ghi nhớ kiến thức, em tự chia thời gian cụ thể trong ngày cho từng môn học và lên lịch trước cho cả quá trình học. Bên cạnh những kiến thức học được ở trường, về nhà em tham khảo thêm các tài liệu từ sách, báo, mạng xã hội... để bổ sung thêm kiến thức xã hội, vận dụng phân tích mở rộng khi làm bài thi.

“Em vừa nhận được giấy báo nhập học của Trường Đại học Sư phạm Huế. Em rất vui vì trúng tuyển được vào ngành học vừa thực hiện được ước mơ của bản thân vừa đỡ một phần chi phí nuôi học hành cho mẹ. Khi vào học ổn định, em sẽ kiếm thêm những công việc phù hợp như làm gia sư hoặc xin phụ giúp ở quán may quần áo để làm thêm nhằm trang trải chi phí học tập, đỡ đần cho mẹ”, Nguyệt chia sẻ.

Những ngày này, Nguyệt đang phụ giúp mẹ may hàng quần áo cho học sinh, kiếm thêm tiền để chuẩn bị bước vào giảng đường đại học. Nguyệt có hoàn cảnh khá đặc biệt, từ nhỏ em đã không có ba. Thương mẹ một mình vất vả làm lụng để nuôi 2 chị em ăn học, Nguyệt luôn tranh thủ những lúc nghỉ học phụ giúp mẹ may quần áo. Khi nghe tin con đỗ đại học với số điểm cao, chị Hằng (mẹ Nguyệt) rất vui. “Mấy ngày qua tôi không ngủ, mong con tiếp tục cố gắng học tập, thực hiện ước mơ của mình”, chị Hằng cho biết.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Tuyển chọn giáo viên, giảng viên Việt Nam đi dạy tiếng Việt tại Lào

Việt Hà |

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa thông báo về việc tuyển chọn giáo viên, giảng viên Việt Nam đi dạy tiếng Việt tại Lào nhiệm kỳ 2024 - 2026.

Trao tặng quà Tết cho giáo viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở huyện Hướng Hóa và Đakrông

Đức Việt |

Trong hai ngày 27 và 28/12, Hội Chữ thập đỏ quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục Quảng Trị, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình “Xuân biên giới” và “Tết sum vầy - Xuân chia sẻ” tại huyện Hướng Hóa và Đakrông.

Tổ chức thực hành chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho học sinh, giáo viên trên địa bàn tỉnh

Trúc Phương |

Ngày 16/12, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp với các cơ sở giáo dục tổ chức các buổi trải nghiệm, thực hành chữa cháy và CNCH cho học sinh, giáo viên tại 3 địa điểm: Trường Mầm non iSmile; Trường THCS Phan Đình Phùng (TP. Đông Hà); Trường THCS Nguyễn Trãi (huyện Vĩnh Linh).

Cô hiệu trưởng hết lòng vì học sinh, giáo viên vùng khó

Trần Tuyền |

Nhiều năm công tác trên địa bàn vùng khó nên cô giáo Nguyễn Thị Thuận luôn thấu hiểu sự vất vả của học sinh, giáo viên. Chính vì thế, dù mới chuyển về đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thuận, xã Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) từ tháng 1/2023 nhưng cô Thuận đã có hoạt động thiết thực giúp đỡ giáo viên gặp khó khăn và quyết tâm thực hiện mô hình “Bán trú dân đưa cơm” và “Nồi canh yêu thương” nhằm giúp đường đến trường của học sinh vơi bớt nhọc nhằn.