Đề xuất trồng 1 tỉ cây xanh của Thủ tướng: Cần làm ngay

Lê Thanh Phong |

Đừng nói nhiều nữa, hãy bắt tay hành động, và đưa ra chỉ tiêu cụ thể như đề xuất của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trồng 1 tỉ cây xanh trong 5 năm tới.

Trong phần trả lời chất vấn các Đại biểu Quốc hội sáng nay 10.11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong nhiều giải pháp chống thiên tai, cần có một giải pháp trồng 1 tỉ cây xanh. Và tất nhiên, lời Thủ tướng luôn "nặng như núi", có nghĩa là bắt tay vào hành động.

Trồng 1 tỉ cây xanh đã khó, giữ được rừng càng khó hơn.
Trồng 1 tỉ cây xanh đã khó, giữ được rừng càng khó hơn.

Vấn đề là ở chỗ, làm cách nào để hiện thực hóa đề xuất của Thủ tướng và phải có hiệu quả. Cây xanh phải được trồng, bù vào những cánh rừng đã mất đi, phủ xanh lại những đồi trọc.

Và xin lưu ý, trồng cây xanh như một phần phục hồi rừng làm lá chắn chống lũ lụt, không phải trồng cây kiểng, không phải trồng cây làm kinh tế. Những rừng keo, rừng tràm, rừng cao su, rừng bạch đàn giúp cải thiện đời sống, nhưng không thể ngăn cản được những những lũ ống, lũ quét như rừng tự nhiên.

Trồng cây để phục hồi được diện tích rừng đã mất, đó mới là kế lâu dài. Cho nên, chiến lược và các giải pháp phải khác.

Đã đến lúc phát động một cuộc cách mạng về tái tạo rừng xanh với sự tham gia của toàn quân, toàn dân. Phải thấy rằng trồng rừng bây giờ là khẩn thiết, khẩn cấp như một hành động vệ quốc.

Chúng ta đang đối mặt với thiên tai, với những diễn biến ngày càng xấu và cực đoan của các loại mưa bão, thời tiết. Chúng ta phải chủ động để bảo vệ con người, tài sản bằng cách giảm nhẹ sự tàn phá của thiên tai.

Trồng cây, phục hồi rừng bây giờ là yêu nước. Ai cũng có thể nói rằng mình yêu nước, thì đây là lúc để thể hiện. Ai cũng thấy được trách nhiệm của mình và sẵn sàng hành động. Khi bão lũ xảy ra, muôn vạn cánh tay đưa lên để cứu trợ đồng bào bị thiệt hại, thì muôn vạn cánh tay đó cần phải đưa lên hưởng ứng tham gia trồng cây xanh, phòng vẫn hơn khắc phục hậu quả.

Trồng 1 tỉ cây xanh đã khó, giữ cho chừng đó cây sống được, hình thành những cánh rừng khỏe mạnh để phát huy hiệu quả ngăn ngừa lũ lụt càng khó hơn.

Cùng với trồng rừng là bảo vệ rừng, là tuyệt đối không phá rừng, không để cho bất cứ một mét vuông rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ bị mất đi. Muốn như vậy, phải quét sạch bọn lâm tặc, phải quản lý rừng thật chặt để dân không phá rừng làm nương rẫy. Đặc biệt, tính toán kỹ lưỡng khi triển khai các dự án thủy điện nhỏ để không bị mất rừng.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Trồng cây ăn quả theo mô hình hữu cơ công nghệ cao

Anh Vũ - Lê Trường |

Ngày 5/10/2020, UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã tiến hành cấp phát giống cây ăn quả để người dân triển khai mô hình “Sản xuất cây ăn quả hữu cơ công nghệ cao theo chương trình OCOP” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM năm 2020.

Hướng đi hiệu quả từ trồng cây lâu trầm sản xuất hương

Tú Linh |

Được nhiều người giới thiệu về mô hình cây lâu trầm làm nguyên liệu sản xuất hương của nông dân Nguyễn Hưng Tạo ở xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), chúng tôi đã tìm đến khu vườn có diện tích trồng loại cây này lớn nhất tỉnh Quảng Trị.

Trồng cây ăn quả theo hướng hữu cơ ở Hướng Hóa

Ngọc Trang |

Tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, những năm qua người dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã đầu tư, nhân rộng mô hình cây ăn quả theo hướng hữu cơ. Nhờ vậy, đến nay trên địa bàn huyện có phong phú loại cây ăn quả mới, mang lại thu nhập cao, đặc biệt là tạo ra các sản phẩm an toàn đối với người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe người sản xuất cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Nhân rộng mô hình trồng cây cà gai leo ở xã Lìa

Kô Kăn Sương |

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, hiệu quả, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, những năm gần đây, xã Lìa, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã khuyến khích, hỗ trợ người dân trên địa bàn đầu tư phát triển nhiều mô hình cây trồng mới cho năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt gần đây, xã đã liên kết với doanh nghiệp triển khai mô hình cây dược liệu cà gai leo, giúp người dân tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Mô hình được người dân hưởng ứng và bước đầu mang lại kết quả khả quan.