Gồng gánh nhiều nỗi lo

Trúc Phương |

Ở độ tuổi 33, chị Trần Thị Lượng đang có một cuộc sống hạnh phúc bên chồng cùng hai người con trai ngoan ngoãn. Thế nhưng bất hạnh bất ngờ ập tới khi chồng chị phát hiện mình bị bệnh tiểu đường ở thời điểm bệnh đã trở nặng, vài tháng sau đó, hai mắt anh mù hẳn, hoàn toàn không thấy gì. Mọi gánh nặng trong gia đình đều đổ dồn lên đôi vai của chị.

Gia đình chị Lượng hiện sống tại thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Trước đây, khi người chồng khỏe mạnh, có thể làm được nhiều việc nên thu nhập của gia đình chị tương đối khá, không cần chạy vạy lo từng bữa ăn. Đến khi chồng bị bệnh nặng thì cuộc sống gia đình chị rất chật vật. “Chồng tôi đi bệnh viện còn nhiều hơn đi chợ”, chị Lượng nói trong nước mắt. Trung bình mỗi tháng 2 lần, chị đưa chồng đi tái khám ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Trung ương Huế, bởi căn bệnh tiểu đường của anh đã bị biến chứng nặng nề. Nhưng chi phí cho mỗi lần tái khám lại không hề rẻ, từ 7 - 8 triệu/lần khiến hoàn cảnh gia đình chị càng thêm khó khăn. Làm thuê được đồng nào, chị đều đổ dồn vào tiền thuốc men cho chồng, không có thì vay mượn thêm của ngân hàng, bà con, chòm xóm. Nhà được mỗi con bò cũng đành bán đi để trả nợ ngân hàng. Cái nghèo, cái khó cứ thế đeo đuổi gia đình chị trong nhiều năm nay. Chồng chị vì bệnh tật, sợ làm khổ vợ con nên cứ mãi dằn vặt bản thân. Những lúc như thế, người phụ nữ gầy yếu ấy phải gác lại mọi chuyện, ở bên an ủi, động viên chồng.

Vì bệnh tật, chồng chị Lượng hoàn toàn không có khả năng lao động - Ảnh: T.P​
Vì bệnh tật, chồng chị Lượng hoàn toàn không có khả năng lao động - Ảnh: T.P​

Niềm động viên, an ủi duy nhất của chị là hai cậu con trai chăm ngoan, học giỏi. Đứa con đầu của chị Lượng hiện đang học lớp 6, tuy gia đình khó khăn nhưng nhiều năm liền, cậu luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập, là niềm tự hào của cả gia đình. Người con út của chị thì học lớp 1, vì mẹ thường xuyên đem ba đi bệnh viện nên ngay từ nhỏ, đứa trẻ này đã học cách tự lập, biết nấu ăn, rửa chén, giặt quần áo từ lúc 5 tuổi. Ở cái tuổi mà mọi đứa trẻ trên đời đều được vui chơi, vô lo, vô nghĩ, hai đứa con của chị đã biết cách quán xuyến gia đình, tự chăm sóc lẫn nhau. Chị Lượng tâm sự: “Nhiều lúc mệt mỏi, tôi ôm hai con vào lòng mà cảm thấy được an ủi phần nào”.

Trong ngôi nhà cấp 4, cảnh người chồng mù lòa nằm bất động trên giường, đứa trẻ 5 tuổi ngồi rửa chén, trên người mặc bộ quần áo không đủ ấm khiến nhiều người không cầm được nước mắt. Chồng chị Lượng giờ chỉ có thể sống chung với bệnh tật, điều trị thuốc men mỗi ngày, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Các con chị Lượng vẫn phải đến trường. Nỗi lo về cơm áo, gạo tiền không biết sẽ ám ảnh chị cho đến tận bao giờ?

* Mọi sự ủng hộ chị Trần Thị Lượng xin gửi đến Báo Quảng Trị - 311 - Hùng Vương - thành phố Đông Hà (ĐT: 0233.3857.176; 0919001317) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, số TK: 0771000000456 tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị; 54010000470399 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị; 102010000393537 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị; 3900211011886 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị; hoặc gửi trực tiếp về gia đình theo địa chỉ: Chị Trần Thị Lượng, thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh.​

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Vĩnh Linh: Trên 18.600 lượt học sinh khó khăn được miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập

Nguyễn Trang |

Thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về “cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập”, từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020- 2021, tại huyện Vĩnh Linh đã có trên 18.600 lượt học sinh khó khăn được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. 

Cam Lộ: Khai trương ATM gạo miễn phí cho người khó khăn

Anh Vũ |

Được sự hỗ trợ của Công ty PHGLock, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10/11, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) tổ chức khai trương ATM gạo miễn phí cho người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do dịch bệnh, thiên tai trên địa bàn.

Hướng Hóa gặp nhiều khó khăn sau lũ

Bá Thuần |

Những trận lũ lớn vừa qua đã khiến cho nhiều vùng tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) bị ngập sâu, nhiều tuyến đường bị sạt lở, hư hỏng nghiêm trọng, giao thông đi lại khó khăn. Nhiều địa phương bị chia cắt, cô lập, nhiều trường học chưa thể đón học sinh đến lớp, việc khôi phục sản xuất đang cần rất nhiều thời gian, công sức, kinh phí.

Sáng ngời tinh thần đoàn kết, hỗ trợ và giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn

Minh Đức |

Ngày 4/11/2020, liên khu dân cư xã Hải Dương (Hải Lăng, Quảng Trị) sôi nổi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc nhân kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 (1930-2020). Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng; Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Đào Mạnh Hùng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy; lãnh đạo huyện Hải Lăng dự và chung vui với người dân.