Hiệu quả từ đề án tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Thục Quyên |

Thực hiện đề án tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) đã có nhiều giải pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh DTTS ở hai cấp học này.

Qua đó, giúp các em mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt, tạo tiền đề để các em học tập, lĩnh hội chương trình giáo dục một cách tốt nhất.

Tham dự một buổi học của nhóm trẻ tại điểm trường thôn Ruộng, Trường Mầm non Hướng Tân, xã Hướng Tân, chúng tôi rất ấn tượng khi các em đều trả lời rành rọt các câu hỏi của cô giáo, hát những bài hát bằng tiếng Việt. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Hoàng Thị Thảo Sương cho biết, điểm trường thôn Ruộng hiện có 2 lớp học với 43 trẻ, toàn bộ các em đều là người dân tộc Vân Kiều. Khi mới bước vào trường, việc giáo dục và chăm sóc rất khó khăn vì đa số trẻ không thể nói và hiểu được tiếng Việt, giao tiếp chủ yếu bằng tiếng mẹ đẻ.

Do vậy, để tăng cường tiếng Việt cho các em, giáo viên đã tích cực hướng dẫn trẻ làm quen với các chữ, từ tiếng Việt thông qua những bức tranh nhiều màu sắc, các trò chơi vận động tập thể, các bài hát, bài ca dao, tục ngữ…; các góc học tập được bố trí hợp lý, phù hợp cho các em tham gia. Ngoài ra, các em còn được thực hành các kỹ năng sinh hoạt, giao tiếp thông qua các trò chơi, bữa ăn, giờ ngủ.

Trường Mầm non Hướng Tân tổ chức linh hoạt các chương trình dạy học giúp trẻ được tiếp cận tiếng Việt gần gũi, thuận lợi - Ảnh: L.A
Trường Mầm non Hướng Tân tổ chức linh hoạt các chương trình dạy học giúp trẻ được tiếp cận tiếng Việt gần gũi, thuận lợi - Ảnh: L.A

“Khi dạy tiếng Việt cho trẻ DTTS, chúng tôi thường bắt đầu bằng những từ hay câu đơn giản, quen thuộc. Tạo nhiều tình huống vui nhộn và sử dụng hình ảnh trực quan, sinh động trong khi dạy nhằm lôi cuốn trẻ vào tiết học. Đặc biệt, bản thân giáo viên phải hiểu được ngôn ngữ của trẻ, thường xuyên gần gũi, trò chuyện để giúp trẻ lĩnh hội được tiếng Việt một cách tốt nhất”, cô Sương cho biết thêm.

Hiệu trưởng Trường Mầm non Hướng Tân Hồ Nữ Tường Vi chia sẻ, trường hiện có 315 trẻ, trong đó có 205 trẻ là người dân tộc Vân Kiều, phân bố tại 6 điểm trường. Phần lớn trẻ là người DTTS khi vào nhập học đều chưa biết hoặc chưa nói thạo tiếng Việt. Nhằm nâng cao khả năng tiếng Việt cho các em, nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đề án tăng cường khả năng tiếng Việt cho trẻ mầm non vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.

Cụ thể, cùng với việc bổ sung, tăng cường thiết bị dạy học, nhà trường đã tổ chức linh hoạt các chương trình dạy học nhằm giúp trẻ được tiếp cận tiếng Việt một cách nhẹ nhàng và gần gũi nhất. Lựa chọn các nội dung giáo dục mang bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền, lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, phù hợp với từng điểm trường, tạo sự gần gũi để trẻ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục.

Thường xuyên lồng ghép, tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá, trải nghiệm, các trò chơi... để trẻ được giao tiếp bằng tiếng Việt; vận dụng linh hoạt các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói để tăng vốn từ và phát âm chuẩn tiếng Việt cho trẻ. Xây dựng môi trường bên ngoài, môi trường thiên nhiên từ những nguyên vật liệu sẵn có và các dụng cụ đồ dùng của đồng bào dân tộc Vân Kiều để cho trẻ được khám phá về vốn từ tiếng Việt.

ra, nhà trường còn khuyến khích phụ huynh thường xuyên sử dụng tiếng Việt khi giao tiếp ở nhà để tăng cường vốn từ cho các em. “Quan điểm của ban giám hiệu nhà trường là khi dạy trẻ học tiếng Việt, giáo viên phải luôn linh hoạt trong mọi tình huống, rèn cho trẻ tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Việt. Tạo cho các nhóm, lớp có nhiều cơ hội học tập và được hoạt động trong môi trường tiếng Việt như tổ chức các trò chơi ngôn ngữ, các hoạt động giáo dục có tăng cường sự giao lưu, giao tiếp bằng tiếng Việt giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô giáo và những người xung quanh.

Với cách làm trên, 100% trẻ mẫu giáo người DTTS đã được chuẩn bị tốt tiếng Việt trước khi vào lớp 1. Tạo tiền đề vững chắc để trẻ nhanh chóng tiếp cận chương trình, sách giáo khoa lớp 1 mới”, cô Hồ Nữ Tường Vi khẳng định.

Theo đánh giá của Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa, việc thực hiện đề án tăng cường chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ mầm non và học sinh tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến 2025 trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ trên địa bàn huyện trong thời gian qua có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đã giúp các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo.

Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa Lê Thị Quỳnh Như cho biết, nhằm tiếp tục tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học người DTTS, trang bị kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt; tăng cường khả năng sẵn sàng cho trẻ mầm non người DTTS đến trường tiểu học, UBND huyện đã ban hành kế hoạch thực hiện đề án giai đoạn 2 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 98% trẻ em người DTTS trong độ tuổi mẫu giáo được đến trường; 100% trẻ em trong trường mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi. Huy động được 99,7% học sinh người DTTS trong độ tuổi tiểu học được đến trường; 100% học sinh người DTTS được tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi…

Theo bà Như, để thực hiện được những mục tiêu trên, thời gian tới Phòng GD&ĐT tiếp tục đẩy mạnh việc tham mưu với các cấp chính quyền, vận động sự hỗ trợ của các chương trình, dự án trên địa bàn trong việc tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, học liệu phục vụ dạy, học tiếng Việt cho trẻ vùng DTTS. Đưa nội dung tăng cường tiếng Việt vào kế hoạch giáo dục nhà trường. Tổ chức thực hiện các hoạt động tăng cường tiếng Việt với nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, phù hợp; tăng thời lượng tiếng Việt, lồng ghép tăng cường tiếng Việt trong các môn học, hoạt động giáo dục.

Tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm, các trò chơi... để trẻ được giao tiếp bằng tiếng Việt; vận dụng linh hoạt các phương tiện hỗ trợ kỹ năng nghe, nói để tăng vốn từ và chuẩn âm tiếng Việt cho trẻ. Lựa chọn các nội dung giáo dục mang bản sắc văn hóa địa phương, vùng miền lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, phù hợp với từng đơn vị, tạo sự gần gũi để trẻ tích cực tham gia các hoạt động giáo dục.

Tiếp tục triển khai các mô hình phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ; phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ, thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng tiếng Việt tại gia đình. Khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học; xây dựng mô hình thư viện thân thiện, tạo không gian đọc cho học sinh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị điện tử, phần mềm, tư liệu, hình ảnh phù hợp để nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt…

“Hiện nay, ngôn ngữ sử dụng trong hệ thống giáo dục của nước ta là tiếng Việt. Do vậy, việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng DTTS có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đảm bảo cho các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt, tạo tiền đề cho việc học tập, lĩnh hội kiến thức của cấp học tiếp theo và là “chìa khóa” để nâng cao chất lượng giáo dục tại huyện miền núi Hướng Hóa”, bà Như nhấn mạnh.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Thủ tướng: Nghề dạy học cao quý nhất, góp phần xây đất nước hùng cường

Việt Hà |

Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đội ngũ các nhà giáo sẽ khắc phục mọi khó khăn, thách thức, thực sự là hình mẫu cho người học, để nghề dạy học luôn được tôn vinh, là nghề cao quý nhất.

Khắc phục khó khăn trong dạy học tích hợp

Tú Linh |

Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, học sinh lớp 6 và 7 năm học này tiếp tục học môn tích hợp Khoa học tự nhiên (được xây dựng và phát triển trên nền tảng của các ngành khoa học: Vật lý, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất). Tuy nhiên, việc dạy môn học này gặp những khó khăn nhất định… Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học-Giáo dục Thường xuyên của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị HỒ ĐẮC VINH.

82 sản phẩm tham gia cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số xếp nhóm được sử dụng ngay trong dạy học

Tú Linh |

Ngày 10/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị cho biết, vòng chung khảo cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ 1, năm 2022 vừa có kết quả, toàn tỉnh có 147 sản phẩm ở tất cả các môn thi và các khối lớp.

Tặng trang thiết bị dạy học trị giá khoảng 1,3 tỉ đồng cho 4 trường học huyện miền núi Đakrông

Quang Hiệp |

Ông Võ Đình Sỹ, Trưởng Chương trình Vùng Đakrông (Quảng Trị), Tổ chức Tầm nhìn thế giới cho biết, vừa hoàn thành việc lắp đặt, bàn giao 84 bộ máy vi tính cùng một số đồ dùng, thiết bị phục vụ việc dạy và học cho 4 ngôi trường tại huyện miền núi Đakrông.