Hỗ trợ khôi phục, phát triển nghề dệt truyền thống của người Pa Kô tại xã A Bung

Ngọc Trang |

Được sự hỗ trợ của Tổ chức Plan International Việt Nam, sáng nay 9/6, tại xã A Bung, huyện Đakrông (Quảng Trị) diễn ra lễ ra mắt Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung.

Tổ hợp tác gồm 20 thành viên là phụ nữ người Pa Kô. Với sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật từ Tổ chức Plan International Việt Nam - Văn phòng Vùng dự án Quảng Trị, trong giai đoạn từ 1/7/2022-30/6/2023, dự án hỗ trợ hơn 54 triệu đồng để thành lập và vận hành nhóm dệt thổ cẩm, hỗ trợ trang thiết bị như máy may, khung dệt và nguyên liệu ban đầu cho tổ hợp tác.

Ra mắt Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung - Ảnh: N.T
Ra mắt Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung - Ảnh: N.T

Dựa trên đánh giá nhu cầu, phân tích điểm mạnh, yếu tay nghề của các thành viên, cũng trong giai đoạn này, dự án hỗ trợ kỹ thuật, thuê tư vấn tập huấn cầm tay chỉ việc để nâng cao tay nghề cho chị em, đa dạng hóa họa tiết, mẫu mã để có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.

Giai đoạn tiếp theo 1/7/2023-30/6/2024, Tổ chức Plan International Việt Nam tiếp tục đồng hành hỗ trợ tổ hợp tác đào tạo ở các khâu tiếp thị quảng bá, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm dệt thổ cẩm, hỗ trợ kỹ thuật may cho tổ hợp tác để hoàn thiện các công đoạn từ dệt đến thành phầm. Qua đó, tăng giá trị cho sản phẩm truyền thống này để đa dạng hóa đối tượng khách hàng.

Tổ chức Plan International Việt Nam hỗ trợ khôi phục, phát triển nghề dệt truyền thống của người Pa Kô và Vân Kiều tại xã A Bung - Ảnh: N.T
Tổ chức Plan International Việt Nam hỗ trợ khôi phục, phát triển nghề dệt truyền thống của người Pa Kô và Vân Kiều tại xã A Bung - Ảnh: N.T

Chị Hồ Thị Nga, thành viên Tổ hợp tác Dệt thổ cẩm A Bung chia sẻ: “Tôi và các chị em rất vui khi được tham gia tổ hợp tác vì vừa có việc làm, tăng thu nhập cho gia đình vừa góp phần giữ gìn và phát triển nghề truyền thống. Chúng tôi sẽ học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề và đào tạo lại nghề cho thế hệ trẻ trong và ngoài xã để nghề truyền thống của cha ông không bị mai một”

Phát biểu tại lễ ra mắt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông Nguyễn Đăng Sơn cho biết: “Thời gian tới, huyện sẽ mở rộng mô hình tổ hợp tác trên địa bàn xã, đặc biệt là chú ý nhãn mác, bảo hộ sản phẩm. Để có bước đi vững chắc cho nghề truyền thống này, huyện sẽ thành lập hợp tác xã dệt thổ cẩm truyền thống.

Khuyến khích việc các nghệ nhân tham gia truyền dạy nghề, tạo điều kiện cho thế hệ trẻ là người dân tộc thiểu số tham gia tổ hợp tác, góp phần duy trì, phát triển nghề dệt truyền thống nói riêng và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân tộc Pa Kô, Vân Kiều nói chung ở địa phương”.

Được biết, Tổ hợp tác dệt thổ cẩm A Bung là một trong nhiều hoạt động của dự án “Trẻ em gái sẵn sàng cho tương lai” do Tổ chức Plan International Việt Nam triển khai tại 2 huyện Đakrông, Hướng Hóa.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Cần quan tâm phát triển nghề dệt thổ cẩm ở A Bung

Kô Kăn Sương |

Bao đời qua, người Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông (Quảng Trị) vẫn duy trì nghề dệt thổ cẩm của cha ông để lại. Trước tâm huyết đó của người dân, chính quyền địa phương đã khuyến khích, tạo điều kiện để họ bảo tồn và phát triển nghề dệt độc đáo của dân tộc mình. 

Độc đáo làng nghề dệt vải truyền thống tại Luang Prabang

PV |

Nằm cách trung tâm thành phố Di sản thế giới Luang Prabang (Lào) không xa về phía bắc, ngôi làng nhỏ Phanom (Phả-nôm) là nơi lưu giữ nghề dệt vải thủ công truyền thống của Lào đã có từ hàng trăm năm nay.

Bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm truyền thống

PV |

Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm cũng là niềm tự hào đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Cần lối mở cho nghề dệt thổ cẩm ở A Bung

Đức Việt |

Những tấm thổ cẩm đủ sắc màu đẹp mắt được dệt nên bởi đôi bàn tay tinh tế của người phụ nữ Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông (Quảng Trị), từ lâu là niềm tự hào của người dân nơi đây. Nhiều khách hàng sở hữu tấm thổ cẩm A Bung cũng rất ấn tượng với sản phẩm truyền thống này. Tuy vậy, đến nay những người gắn bó với thổ cẩm A Bung vẫn chưa thể sống được với nghề, dù đã có nhiều nỗ lực từ chính quyền địa phương và người dân.