Hội nghị toàn quốc “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường”

Thanh Hải |

Ngày 22/8, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức hội nghị “Đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu các tỉnh, thành phố trên cả nước. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Quảng Trị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng và thường xuyên dành sự quan tâm đối với công tác xây dựng, phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu xây dựng đất nước. Nghị quyết 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã yêu cầu xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình và cộng đồng; xây dựng mỗi trường học phải thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống; giáo dục truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ.

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Quảng Trị- Ảnh: TH
Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Quảng Trị- Ảnh: TH

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Quốc hội đã đẩy mạnh thể chế hóa nội dung phát huy giá trị văn hóa, phát triển toàn diện con người Việt Nam trong các đạo luật, các nghị quyết, cũng như quyết định các vấn đề quan trọng có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 08 ngày 1/6/2022 về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.  Để thực hiện tốt công tác xây dựng văn hoá học đường, đề nghị cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và toàn ngành giáo dục tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình văn hóa học đường tốt; gắn việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hóa học đường với việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung và tổ chức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục nói riêng.

Chỉ thị 08 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ những tồn tại trong công tác xây dựng văn hóa học đường, đó là: Thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường. Ở một số địa phương, công tác xây dựng văn hóa học đường chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, thường xuyên; việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức, đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn.

Huy động các nguồn lực đầu tư nhằm hoàn thiện, bảo đảm các thiết chế văn hóa trong nhà trường như thư viện, nhà văn hóa, sân vận động…; tăng cường các điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất, cập nhật các quy chuẩn xây dựng trường học bảo đảm sinh thái phù hợp với môi trường giáo dục.

 Bộ GD&ĐT chủ trì tham mưu, phối hợp, huy động sự tham gia của toàn hệ thống chính trị, trong đó cần phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, hội khuyến học trong xây dựng văn hóa học đường, nhất là các cơ quan được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ trong Chỉ thị 08. 

Hội nghị đã nghe Bộ GD&ĐT báo cáo tóm lược 15 nhiệm vụ quan trọng theo Chỉ thị 08 ngày 1/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường và một số tham luận tiêu biểu đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác xây dựng văn hóa học đường.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định: Xây dựng và phát triển văn hóa học đường phải được coi là một trong những nhiệm vụ lớn, trọng tâm và quan trọng của toàn ngành giáo dục, tại mỗi địa phương và ở từng cơ sở giáo dục, đào tạo.

Ở đó, con người phải là trung tâm và phát triển con người phải được quán xuyến trong tất cả các hoạt động của nhà trường. Ngành giáo dục đang triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tập trung phát triển phẩm chất và năng lực của người học, lấy việc dạy người làm nội dung trọng tâm.

Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là giải pháp toàn diện để củng cố, gia tăng tố chất văn hóa và phát triển con người. Trong đó, văn hóa học đường là môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục người học trở thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm cao với đất nước, với gia đình và cộng đồng.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Học sinh ngủ gục trên lớp hoặc trong phòng thi: sức khoẻ học đường cần được lưu tâm hơn nữa?

Thanh Mai |

Theo chuyên gia, việc ngủ gật tưởng chừng rất bình thường nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của sức khỏe không tốt.

Tấm gương sáng học đường

Phương Nga |

Là một trong những học sinh tiêu biểu của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) về học tập làm theo lời Bác, em Lê Văn Cường, lớp 12A Trường THCS & THPT Bến Hải không chỉ có thành tích học tập tốt mà còn là người vui vẻ, hòa đồng và khiêm tốn.

Một gương sáng học đường

Phương Nga |

Thông minh, vui vẻ, hòa đồng và khiêm tốn là cảm nhận đầu tiên khi chúng tôi tiếp xúc với em Lê Văn Cường, học sinh lớp 12A trường THCS&THPT  Bến Hải. Em là một trong những học sinh tiêu biểu của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) về học tập làm theo lời Bác và điển hình trong phong trào thi đua học tốt, rèn luyện chăm.

Nỗ lực đưa võ thuật cổ truyền vào học đường

Minh Đức |

Thời gian qua, nhiều trường học ở Quảng Trị đưa võ cổ truyền vào dạy học, tập luyện nhằm đa dạng các môn thể thao trong học đường. Việc đưa võ cổ truyền vào trong chương trình học còn giúp học sinh được tiếp cận và hiểu biết thêm về tinh hoa võ Việt; nâng cao sức khỏe, khả năng tự vệ, bảo vệ người yếu thế, nâng cao tính kỹ luật, đồng thời giữ gìn và phát huy tinh hoa võ cổ truyền dân tộc.