Khát khao một mái nhà kiên cố

Nhơn Bốn |

Bị khiếm thị từ nhỏ, sức khỏe yếu, thu nhập thấp và hiện nay phải sống một mình trong ngôi nhà nhỏ đã xuống cấp trầm trọng, chị Nguyễn Thị Quyên (53 tuổi) ở thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) luôn nặng trĩu lo âu.

Căn nhà của chị Quyên được xây dựng trên diện tích khoảng 60 m2 từ hơn 20 năm trước nay đã xuống cấp trầm trọng. “Trước đây vì hoàn cảnh khó khăn nên tôi xây nhà theo kiểu tạm bợ, rất ít sắt, kết cấu đơn giản. Qua 20 năm sử dụng nay tường đã nứt, mái nhà hư hỏng nặng khó đứng vững trước mưa bão”, chị Quyên buồn bã nói.

Ngôi nhà đã xây dựng hơn 20 năm của chị Quyên có thể bị sập bất cứ lúc nào - Ảnh : N.B
Ngôi nhà đã xây dựng hơn 20 năm của chị Quyên có thể bị sập bất cứ lúc nào - Ảnh : N.B

Khi sinh ra, chị Quyên phát triển như bao đứa trẻ bình thường khác nhưng đến lúc 9 tuổi đôi mắt của chị bắt đầu đau nặng và mờ dần. Đến lúc đang học lớp 6 (hệ 10), đôi mắt của chị hầu như chẳng thấy gì nên phải nghỉ học. Năm 1999, chị Quyên lập gia đình và đến năm 2001 thì ra ở riêng. Từ khi chồng đau ốm và mất năm 2018, dự định sửa lại nhà của chị đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Cách đây hơn 5 năm, nhờ phẫu thuật nên mắt trái của chị Quyên có thể nhìn thấy ở cự ly gần, mắt phải không thấy rõ nhưng cuộc sống đã thuận lợi hơn trước. Vốn được đào tạo bài bản về xoa bóp, bấm huyệt, chị Quyên vào thành phố Đông Hà xin làm việc ở các cơ sở của người mù với thu nhập bình quân mỗi tháng từ 2 - 3 triệu đồng. Thế nhưng từ năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng COVID - 19 nên các cơ sở xoa bóp, ấn huyệt thường xuyên phải đóng cửa khiến cuộc sống của những người làm nghề như chị Quyên gặp khó khăn.

Cuối năm 2020, chị Quyên trở về quê mưu sinh bằng nghề xoa bóp, ấn huyệt tại nhà của mình. Căn nhà nhỏ đã xuống cấp và quá chật chội nên không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. “Sau 1 giờ xoa bóp, ấn huyệt cho mỗi khách hàng, tôi được trả 50 nghìn đồng. Có ngày cao điểm 2 - 3 khách nhưng có ngày không ai ghé đến. Hiện nay, nhà tôi đã xuống cấp quá nghiêm trọng nên khách đến xoa bóp, ấn huyệt đều lo ngại và thưa dần đi”, chị Quyên tâm sự.

Hiện nay, mọi thu nhập của chị Quyên đều nhờ vào việc xoa bóp, ấn huyệt cho khách hàng trong thôn bình quân khoảng 1 triệu đồng/ tháng và dựa vào khoản trợ cấp xã hội hàng tháng. Với mức thu nhập đó vừa đủ để chị Quyên trang trải cuộc sống chứ chẳng dư giả gì nhiều. Mùa mưa bão lại sắp đến, không biết ngôi nhà của chị Quyên có thể trụ vững qua đến năm sau không.

* Mọi sự ủng hộ chị Nguyễn Thị Quyên xin gửi đến Báo Quảng Trị - 311 - Hùng Vương - thành phố Đông Hà (ĐT: 0233.3857.176; 0919001317) hoặc chuyển vào tài khoản: Báo Quảng Trị, số TK: 0771000000456 tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị; 54010000470399 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị; 102010000393537 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Trị; 3900211011886 tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị; hoặc gửi trực tiếp về gia đình theo địa chỉ: Chị Nguyễn Thị Quyên, thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

5 cách hiệu quả giúp ngừa u xơ tử cung

Minh An |

U xơ tử cung là bệnh thường gặp khiến nhiều phụ nữ lo lắng, để phái yếu thoát khỏi nỗi lo về bệnh này thì nguyên tắc đầu tiên là cần phòng bệnh ngay từ đầu với một chế độ ăn khoa học, thường xuyên tập thể dục…

Nghị lực đáng nể của người đàn ông Vân Kiều bị khiếm thị

Trường Sơn |

Đó là anh Hồ Văn Xút (40 tuổi, trú tại thôn Hoong Mới, Hướng Linh, Hướng Hóa, Quảng Trị) không may mắn, bị mù bẩm sinh, không nhìn thấy ánh sáng nhưng anh đã vượt lên bản thân mình, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Bộ trưởng khiếm thị và ước mơ thay đổi thế giới

Anh Đức |

Quan điểm “Đừng để khuyết tật cơ thể cản trở suy nghĩ và ước mơ của bạn” đã trở thành động lực giúp ông Walid Al-Zaidi- một người khiếm thị từ năm 2 tuổi, trở thành Giáo sư đại học khiếm thị và Bộ trưởng Văn hóa khiếm thị đầu tiên của Tuynidi.

“Nguồn sáng” của người khiếm thị

Tây Long |

Suốt 25 năm thành lập, các thế hệ cán bộ Hội Người mù tỉnh đã tiếp nối nhau kiếm tìm, nhân lên những điển hình người khiếm thị. Việc làm nhỏ bé nhưng đầy ý nghĩa ấy đã tạo động lực cho nhiều hội viên vươn lên, bước ra từ bóng tối.