Làm gì để giúp học sinh giảm căng thẳng, mệt mỏi khi học online?

Thanh Mai |

Một số vấn đề đã tồn tại từ trước, nhưng ở thời gian học trực tuyến có biểu hiện gia tăng hơn.

Học sinh các cấp tại Hà Nội ở nhà từ tháng 5-2020, học từ năm học cũ sang năm học mới và dự đoán việc này còn kéo dài lâu nữa. Điều này làm ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe tâm lý đối với học sinh. 

Không giao tiếp trực tiếp với thầy cô, phải giam mình trong nhà, ít vận động...là những lý do khiến nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, tăng áp lực tâm lý, thậm chí nhiều em bị stress.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Cô Nguyễn Thị Hằng, phó hiệu trưởng Trường tiểu học Olympia (Hà Nội), cho biết khi trao đổi, khảo sát ý kiến phụ huynh, có nhiều người đã cho biết họ nghe thấy con than vãn về việc ở trong nhà suốt ngày nên quá chán rồi. Học trực tuyến kéo dài thì từ biểu hiện tâm lý, một số trẻ xuất hiện các vấn đề bất ổn như: ăn không cảm thấy ngon, thay đổi cân nặng (tăng hoặc giảm cân), thay đổi thói quen ngủ (ngủ rất nhiều hoặc mất ngủ)...

Đã có những phụ huynh tìm đến sự tư vấn của chuyên viên tâm lý học đường vì phát hiện những hành vi không mong đợi hoặc chống đối của con.

Cô Nguyễn Minh Hằng, chuyên viên tâm lý Trường THCS&THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cho biết trong thời gian học sinh không đến trường và học trực tuyến tại nhà đã có những trường hợp học sinh hoặc phụ huynh phải tìm đến cán bộ tư vấn tâm lý của trường. Có nhiều vấn đề bất ổn dẫn tới việc học sinh bị căng thẳng tâm lý như: gặp khó khăn khi thay đổi hình thức học tập, căng thẳng khi học qua máy tính lâu...

Dịch bệnh ngăn hầu hết các hoạt động, giao tiếp với bên ngoài là một cản trở rất lớn trong việc giữ cân bằng cho học sinh. Những biểu hiện stress tâm lý đối với lứa tuổi teen sẽ phức tạp và khó đoán hơn.

Tại TP.HCM, nhiều phụ huynh có con học THCS, THPT cho biết con em họ có những dấu hiệu bất bình thường trong mùa dịch này. 

Cô Nguyễn Đoan Trang, hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du, quận 1, thừa nhận: "Tình hình dịch bệnh kéo dài như hiện nay, học sinh phải ở trong nhà nhiều ngày nên rất dễ bị ức chế. Khi các em không được đến trường, ít có sự giao tiếp với bạn bè nên một số em bị lôi kéo vào những group chat có nhiều nội dung tiêu cực. Những group này gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý học sinh".

Ngoài những băn khoăn về việc học tập trong mùa dịch, nhiều em còn tâm sự rất khó để nói chuyện với mọi người trong gia đình. 

Theo giáo viên, các phụ huynh nên lắng nghe con mình, đặt mình vào vị trí, tâm thế của con để chia sẻ những mối quan tâm, băn khoăn của con. Dù người lớn chúng ta đang còn nhiều vấn đề to lớn trong cuộc sống nhưng thời điểm này các học sinh cũng cần được giải tỏa, cần được chia sẻ. 

Các phụ huynh và giáo viên nên điều chỉnh thời gian dạy học linh hoạt khi có những bất cập trong tâm lý học sinh là một cách mà các trường áp dụng.

"Rất khó vì thời gian bình thường đã eo hẹp để đảm bảo yêu cầu của chương trình, nhưng chúng tôi vẫn phải chỉ đạo tổ chuyên môn sắp xếp nội dung dạy học hợp lý hơn, xây dựng các chủ đề học tập để tiết kiệm thời gian, tăng cường giao nhiệm vụ, các hoạt động cho học sinh trước và sau giờ học để co bớt thời gian online, cho học sinh các quãng nghỉ hoặc thay đổi trạng thái chứ không chỉ ngồi nghe giảng qua cái máy tính" - cô Nguyễn Thị Nhiếp, Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), chia sẻ.

Một số trường tư như Olympia (Hà Nội), Edison (Hưng Yên) đã xây dựng kho tư liệu số dùng chung cho giáo viên và học sinh truy cập; xây dựng xen kẽ các phương pháp dạy học khác nhau để học sinh bớt nhàm chán.

Một số trường đã cung cấp cho phụ huynh bộ tài liệu, cẩm nang hướng dẫn để gợi ý việc cha mẹ trò chuyện cùng con, chơi cùng con, hỗ trợ con học tập.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

Còn nhiều học sinh chưa có thiết bị để học trực tuyến

Nguyễn Vinh |

Ngay trong những ngày học đầu tiên của năm học 2021- 2022, Sở Giáo dục và Đào tạo có cuộc khảo sát nhanh để nắm thực trạng học sinh (HS) có đủ điều kiện để học trực tuyến trong tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp.

Bộ GD-ĐT đề nghị tăng băng thông, giảm giá cước internet cho học sinh học trực tuyến

N.T |

Bộ GD-ĐT vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị phối hợp triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách hỗ trợ ngành Giáo dục trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Hướng Hóa: Thiếu 120 giáo viên trong năm học 2021- 2022

Bích Liên |

Theo thống kê của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), so với định mức, năm học 2021 - 2022, huyện đang thiếu 120 giáo viên thuộc bậc học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

Những bất cập trong dạy và học trực tuyến ở Đông Hà

Tú Linh |

Khởi đầu năm học mới, hơn 22 nghìn học sinh các cấp học từ tiểu học đến THPT của TP. Đông Hà (Quảng Trị) phải học với hình thức trực tuyến trong tình hình thành phố đang thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ. Mặc dù trước đó giáo viên, học sinh đã làm quen với việc dạy học trực tuyến nhưng trong những ngày đầu của năm học 2021- 2022, hình thức dạy học này nảy sinh một số bất cập cần được khắc phục để nâng cao chất lượng dạy và học của giáo viên, học sinh.