Lận đận mưu sinh mùa COVID-19

Trung Hiếu - Nguyễn Nam |

Dịch COVID-19 kéo dài, điều kiện kinh tế của một số bộ phận người dân đã gặp phải không ít khó khăn. Trong số đó phải kể đến những người lao động nghèo, sống trong những căn nhà trọ ọp ẹp, thu nhập ít ỏi, suốt ngày đau đáu những nỗi lo toan...

Đời công nhân và những nỗi niềm mùa Covid-19…

Anh Lã Thanh Tùng (27 tuổi), từng làm thợ hàn tại một công ty ở phường Thạnh Lộc, Quận 12 (TP.HCM) đã bị nghỉ việc do dịch bệnh. Cuộc sống của anh khá khó khăn, tiền sinh hoạt và thuê trọ phải trang trải suốt mấy tháng liền khiến anh luôn phải xoay xở, đắp vá vô cùng mệt mỏi.

Anh Tùng tại nơi làm việc mới. Ảnh: Trung Hiếu
Anh Tùng tại nơi làm việc mới. Ảnh: Trung Hiếu

Anh Tùng chia sẻ: “Từ tháng 4/2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên cửa khẩu đóng, do đó công ty không thể nhập khẩu hàng hoá được. Cũng bởi vậy, công ty buộc phải cắt giảm nhân sự, không tăng ca tối và nhân viên bị chậm lương.”

“Được một thời gian, công ty cũng phải đóng cửa vì dịch, sau đó tôi đi nộp hồ sơ xin việc nhiều nơi không nhận. Mới đi làm trở lại được vài tháng thì dịch lại bùng phát, người công nhân chúng tôi khó khăn thật sự.” - Anh Tùng nói tiếp.

Chị Mai Linh (26 tuổi) hiện là công nhân một công ty may mặc tại KCN Biên Hoà (Đồng Nai). Bữa cơm tối của chị chỉ có rau muống luộc chấm tương, nước làm canh, trứng chiên và ít cá khô.

“Làm công nhân hơn 5 năm rồi, khó khăn cũng có, nhưng khó khăn như giai đoạn này thì tôi mới gặp lần đầu. Lương công nhân cả tăng ca chỉ hơn 7 triệu nhưng nào tiền nhà trọ, tiền sinh hoạt, tiền gửi về quê nuôi 2 con... và đủ thứ chi phí khác, hai vợ chồng tôi có dám ăn uống gì hơn”..

“Các chuyền may cả hơn nửa tháng nay hoạt động cầm chừng, hàng ít hơn không có để tăng ca, thu nhập bấp bênh lắm, không biết bao giờ mới hết dịch chứ cứ thế này thì sẽ có sa thải bớt công nhân, sẽ thất nghiệp mất thôi…” - Chị Linh thở dài.

Cũng nỗi niềm ấy, những ngày tháng này là nỗi niềm chung của nhiều công nhân khác mà người viết đã gặp, đã thăm hỏi, đã nghe chia sẻ tâm tư.

Ve chai, vé số, xe ôm... gồng mình giữa dịch

Chị Nguyễn Thị Thuỷ (53 tuổi) trú tại đường số 6, KDC Trung Sơn, xã Bình Hương, huyện Bình Chánh (TP.HCM) sống cùng chồng trong căn nhà trọ nhỏ. Chị Thuỷ tâm sự, mỗi tháng phải đóng hơn 1 triệu đồng tiền phòng trọ bằng nghề lượm nhặt ve chai. Nhưng từ khi các hàng quán đóng cửa vì dịch, cô phải đạp xe đi khắp các Quận 1, Quận 5 và Quận 7… chỉ để cố kiếm được nhiều hơn.

“Chồng tôi chạy xe ôm nhưng đau ốm thường xuyên, mùa dịch không có khách nên tôi phải ráng đi xa hơn để gom góp đóng tiền nhà trọ. Biết là cực nhưng dịch bệnh cũng chẳng ai muốn nên ráng chịu thôi, có nhiêu ăn nhiêu.” - Chị Thuỷ ngậm ngùi chia sẻ.

“Nó theo cô 5 năm rồi, tối nào cô đi cũng tự nhảy lên, thương lắm !”. Ảnh: Trung Hiếu
“Nó theo cô 5 năm rồi, tối nào cô đi cũng tự nhảy lên, thương lắm !”. Ảnh: Trung Hiếu

Cùng hoàn cảnh với chị Thuỷ, cuộc sống của chị Trần Thị Trúc (55 tuổi) - đang sống trong một căn nhà trọ nhỏ tại đường Âu Dương Lân, Quận 8 cũng khó khăn muôn vàn. Nuôi người con gái học Đại học, chị chính là lao động chính trong gia đình nhưng trớ trêu lại bị mắc bệnh tim. Vậy mà hàng ngày chị Trúc vẫn phải rong ruổi khắp mọi nẻo đường với xấp vé số trên tay.

Trên khuôn mặt nhợt nhạt vì mệt mỏi, chị Trúc tâm sự: “Mùa dịch bệnh lần trước, tôi và những người khác trong xóm trọ không thể bán vé số, thu nhập mất đi, ăn uống phải tằn tiện, nhờ tới sự giúp đỡ của người xung quanh để dành tiền gửi cho cô con gái đang học ngoài Nha Trang.”

“Vì dịch bệnh mấy ngày nay bùng phát trở lại, tôi không dám đi đâu xa nên tiền đóng trọ còn không đủ. Cô còn gái thì vừa báo tiền học, tôi đành phải đi vào buổi đêm, mong kiếm thêm một ít để trang trải trong mùa dịch này…” - chị Trúc ngậm ngùi.

Đôi vợ chồng bán quán cóc cùng con nhỏ tuân thủ đeo khẩu trang phòng dịch. Ảnh: Trung Hiếu
Đôi vợ chồng bán quán cóc cùng con nhỏ tuân thủ đeo khẩu trang phòng dịch. Ảnh: Trung Hiếu

 Có đi mới thấy còn nhiều những trường hợp, nhiều mảnh đời đang gồng mình, chống chọi với khó khăn trong mùa dịch COVID-19. Đó là những chú xe ôm, cô quét rác, người bán hàng rong, anh công nhân đang đi tìm việc làm hay cả đôi vợ chồng đang bán quán cóc và đứa con nhỏ,… Tất cả đều mang chung một nỗi lo trong căn phòng trọ nhỏ, gánh nặng mưu sinh, nỗi lo trĩu nặng trong lòng mỗi khi đêm về.

Chị Trần Thị Trúc rong rủi trong đêm với xấp vé số. Ảnh: Trung Hiếu
Chị Trần Thị Trúc rong rủi trong đêm với xấp vé số. Ảnh: Trung Hiếu

Nhưng dẫu còn nhiều khó khăn, những người lao động này vẫn đang cố gắng từng ngày, vẫn gắng sức vượt lên những khó khăn mà COVID-19 mang đến. Họ hiểu, không chỉ họ, mà khắp nơi trên cả nước đang chung tay chống dịch, cùng nhau đi qua thách thức mùa dịch bệnh. Thế nên, rất dễ thấy, họ luôn quyết tâm chấp hành tốt mọi khuyến cáo cách ly, mọi lưu ý về khẩu trang hay giãn cách… dẫu cuộc mưu sinh còn lắm nhọc nhằn. 

(Nguồn: Ngày nay)

TAGS

Ra quân đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị phòng, chống COVID-19

Q.H |

Ngày 17/8/2020, Đoàn Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị ra quân đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ Bệnh viện Đa khoa tỉnh phòng, chống COVID-19.

Tăng gia sản xuất, huấn luyện, học tập ngay tại chốt chống dịch COVID-19

Phan Vĩnh |

Ngày 17/8/2020 Đoàn kiểm tra phòng chống COVID-19  của Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Trị do đồng chí Thượng tá Trần Tuấn Anh - Phó Chỉ huy trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 BĐBP tỉnh Quảng Trị làm trưởng đoàn đến thăm, kiểm tra, tặng quà và động viên các chốt phòng chống dịch ở các đồn Hướng Lập và Hướng Phùng. 

Miền Trung không cô đơn

Hà Dũng |

Dịch COVID-19 càng diễn biến phức tạp, tâm dịch Đà Nẵng, Quảng Nam càng nhận được nhiều sự quan tâm của cả nước. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều trang thiết bị y tế đã được chuyển đến hỗ trợ các bệnh viện; hàng trăm chuyên gia, bác sĩ, điều dưỡng tình nguyện lao vào tâm dịch để chi viện cho đồng nghiệp…, tất cả với quyết tâm cao và “niềm tin chiến thắng”.

Tập đoàn Vingroup tặng 15 máy trợ thở cho ngành Y tế Quảng Trị

Q.H |

Ngày 13/8/2020, tại Sở Y tế, nhà báo Lâm Quang Huy, Trưởng Văn phòng thường trú Báo Nhân Dân tại Quảng Trị thay mặt Tập đoàn Vingroup tặng ngành y tế tỉnh 15 máy trợ thở phục vụ việc điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.