Một số kinh nghiệm trong thực hiện 2 dự án trọng điểm

Thành Nam |

Sau một thời gian nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn cũng như phát huy vai trò, trách nhiệm và tinh thần đoàn kết, lực lượng công an toàn tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần để hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2021. 

Trong quá trình thực hiện, công an một số địa phương đã rút được những bài học kinh nghiệm, mang tính thực tiễn cao từ những khó khăn gặp phải.

Việc triển khai 2 dự án trọng điểm là “Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư” và “Sản xuất, cấp, quản lý căn cước công dân” tại huyện Triệu Phong ngay từ ban đầu đã gặp rất nhiều khó khăn. Đây là một trong những huyện có số dân đông của tỉnh với hơn 118 ngàn nhân khẩu, trong đó có hơn 93 ngàn người trong độ tuổi cấp căn cước công dân (CCCD). Bên cạnh đó, trong đợt đầu tiên, Công an huyện Triệu Phong chưa được cấp thiết bị thu nhận hồ sơ CCCD.

Đại tá Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng Công an huyện Triệu Phong cho biết: Trong khoảng thời gian đó, đơn vị đã tập trung cho việc chuẩn bị nguồn lực, các điều kiện cần thiết, tiến hành rà soát, lập danh sách công dân trong độ tuổi cấp CCCD theo nhóm đối tượng để phục vụ có hiệu quả công tác cấp CCCD. Bên cạnh đó, đơn vị đã yêu cầu cán bộ, chiến sĩ chủ động tự nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị khác để khi có phương tiện, máy móc là triển khai ngay.

Tổ làm CCCD lưu động của Công an huyện Đakrông được triển khai tại xã Ba Nang -Ảnh: T.N
Tổ làm CCCD lưu động của Công an huyện Đakrông được triển khai tại xã Ba Nang -Ảnh: T.N

Điểm nổi bật tại Công an huyện Triệu Phong trong quá trình thực hiện 2 dự án trọng điểm là gắn trách nhiệm của người chỉ huy, người đứng đầu trong đơn vị. Theo đó, tại các xã, đồng chí trưởng công an xã có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, huy động Nhân dân làm CCCD có tính khoa học, đảm bảo số lượng người dân đến địa điểm làm CCCD đạt chỉ tiêu nhưng không quá đông để người dân phải chờ lâu, cũng không được thiếu để tránh thời gian nhàn rỗi. Đối với nguồn lực phục vụ cho “chiến dịch”, đơn vị đã huy động hơn 45 cán bộ, chiến sĩ chia thành 3 tổ, mỗi tổ do 1 đồng chí phó trưởng công an huyện phụ trách điều hành, luân phiên làm việc liên tục từ 5 giờ 30 phút sáng đến khi hết người dân đến làm thủ tục, kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ, với phương châm “làm hết người chứ không làm hết giờ”. Để tạo khí thế thi đua giữa các tổ, Công an huyện Triệu Phong đã đề ra quy chế khen thưởng và phê bình rõ ràng, đồng thời gắn vai trò, trách nhiệm của người chỉ huy phụ trách từng tổ. Trong từng đợt kiểm tra, đánh giá, đơn vị nào, tổ cấp CCCD nào không đạt sẽ bị đơn vị phê bình và đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm.

Để công tác cấp CCCD đạt kết quả tốt, ngay từ ban đầu, Công an huyện Triệu Phong đã chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong quá trình thực hiện việc rà soát công dân trong độ tuổi cấp CCCD, các cán bộ, chiến sĩ đã về tận các hộ gia đình với phương châm “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” để mời người dân và phát số thứ tự, chia thành nhiều khung giờ đến địa điểm cấp CCCD nhằm tránh trường hợp người dân không phải chờ đợi lâu; đồng thời tổ chức rà soát các trường hợp trong độ tuổi cấp CCCD vắng mặt tại địa phương, có mặt tại địa phương chưa làm CCCD để tiếp tục vận động. Đối với những trường hợp già yếu, bệnh tật, Công an huyện đã bố trí xe chuyên dụng đưa đến các địa điểm cấp CCCD; những trường hợp không thể đi lại được, tổ cấp CCCD về tận nhà để thu nhận hồ sơ.

Còn tại 2 huyện miền núi Đakrông và Hướng Hóa, công an các huyện này trong quá trình triển khai 2 dự án đã gặp phải những khó khăn rất đặc trưng. Đây là những địa bàn với 80% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, phân bố dân cư không tập trung, kinh tế chưa phát triển, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Phần lớn người đồng bào dân tộc thiểu số không biết chữ, phát âm tiếng phổ thông không chuẩn, cán bộ không hiểu hết được ngôn ngữ của người đồng bào dân tộc nên các giấy tờ liên quan đến công dân dễ bị sai lệch. Việc đi lại, kết hôn và thăm thân của người dân giữa các bản sát biên giới với nước Lào cũng như việc người dân thường đi phát nương, làm rẫy theo từng mùa, không ở một nơi gây khó khăn trong công tác thu thập thông tin ban đầu của công dân.

Thượng tá Hoàng Văn Trung,Trưởng Công an huyện Đakrông cho biết: Trước những khó khăn đó, đơn vị đã mạnh dạn tổ chức 1 đợt tập huấn cho toàn bộ lực lượng công an các xã, cán bộ quản lý hành chính liên quan đến việc thực hiện 2 dự án và mời cán bộ có trình độ chuyên sâu của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh giảng bài, hướng dẫn chi tiết, cụ thể các quy trình, thao tác. Đối với các điểm làm CCCD lưu động, Công an huyện Đakrông yêu cầu phải có ít nhất một đồng chí thông thạo ngôn ngữ của đồng bào dân tộc và am hiểu phong tục, tập quán của người dân địa phương.

Cũng theo Thượng tá Hoàng Văn Trung, bên cạnh sự quan tâm sát sao của Ban chỉ huy Công an huyện Đakrông đối với các tổ làm CCCD, đơn vị luôn quán triệt cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính chịu khó học hỏi, tìm tòi; vừa làm, vừa nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm từ các đơn vị cấp trên và các địa phương khác. Từ sự chỉ đạo quyết liệt của ban chỉ huy đơn vị, sự tận tâm của toàn lực lượng, Công an huyện Đakrông đã cập nhật và đồng bộ thành công 100% nhân khẩu lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Đặc biệt, chỉ trong thời gian ngắn (25/5 đến 16/6/2021), công an các xã, thị trấn đã rà soát, chỉnh sửa, cập nhật 100% dữ liệu CCCD có điều chỉnh DC02 do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an chuyển về; đạt 100% dữ liệu trẻ em do Bộ Tư pháp đổ về.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

Vì sao chậm trả thẻ căn cước công dân?

Hà Khê |

Từ 1/7, Luật Cư trú có hiệu lực cũng là lúc sổ hộ khẩu giấy bắt đầu bị thu hồi, thông tin cư dân sẽ có trên dữ liệu quốc gia về dân cư. Thế nhưng, cư dân làm thẻ CCCD đã nhiều tháng nhưng chưa được nhận. Lý do vì sao có sự chậm trễ này?

Tập trung chỉ đạo để hiện thực hóa các dự án giao thông trọng điểm

Minh Phương |

Trong hơn 30 năm lập lại tỉnh, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị được tập trung đầu tư với nhiều nguồn vốn khác nhau, đáp ứng được nhu cầu phát triển, trong đó hệ thống giao thông phát triển khá toàn diện. Kết quả đó là sự nỗ lực lớn của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh nhà trong điều kiện nguồn ngân sách của địa phương hạn hẹp, việc tranh thủ các nguồn vốn từ bên ngoài là quan trọng để từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Cảng hàng không Quảng Trị, một công trình trọng điểm

Tú Linh |

Dự án Cảng hàng không Quảng Trị thuộc dự án nhóm A, là cảng hàng không nội địa, xây dựng tại xã Gio Quang và Gio Mai, huyện Gio Linh (Quảng Trị), được thực hiện từ năm 2021 đến năm 2023, với mục tiêu đáp ứng yêu cầu của cảng hàng không 4C và sân bay quân sự cấp II. Hiện dự án đang được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị tổ chức giải phóng mặt bằng xây dựng.

Cách sử dụng mã QR code trên Căn cước công dân gắn chíp

H.D |

Bộ Công an ban hành Thông tư 59/2021/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021 và thay thế Thông tư 07/2016/TT-BCA, Thông tư 40/2019/TT-BCA) hướng dẫn Luật Căn cước công dân và Nghị định 137/2015/NĐ-CP, trong đó có lưu ý cách sử dụng mã QR code trên Căn cước công dân gắn chíp.