Quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật

Trần Phương Hạnh |

Trẻ em khuyết tật chịu nhiều thiệt thòi so với những trẻ em bình thường, do đó trẻ em khuyết tật được các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và xã hội quan tâm chăm sóc, giáo dục. Việc làm này nhằm khắc phục sự khiếm khuyết về thể chất và trí tuệ của các em để trẻ khuyết tật có cuộc sống bình thường, khi trưởng thành có thể sống độc lập, tự kiếm sống và không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Từ trước tới nay trên địa bàn tỉnh, việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật nói chung, trẻ khuyết tật nói riêng được các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm. Nhờ đó, người khuyết tật nói chung và trẻ khuyết tật nói riêng được động viên về mặt tinh thần và hỗ trợ về vật chất để nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, tham gia học tập, sản xuất, tham gia hoạt động xã hội và trở thành người có ích trong xã hội.

Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tặng quà cho trẻ tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh - Ảnh: CTV
Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tặng quà cho trẻ tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh - Ảnh: CTV

Đã có nhiều chính sách liên quan đến người khuyết tật được ban hành, là một trong những nội dung ưu tiên trong thực hiện chính sách xã hội của nhà nước. Bộ Luật Lao động, Luật Trẻ em, Luật Người khuyết tật luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật. Đặc biệt, Luật Người khuyết tật đã quy định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, gia đình, xã hội đối với người khuyết tật, khẳng định quyền của người khuyết tật trong nhiều lĩnh vực quan trọng như: Giáo dục, y tế, việc làm và tham gia hoạt động xã hội.

Toàn tỉnh Quảng Trị hiện có khoảng 25.610 người khuyết tật, trong đó có 1.808 trẻ khuyết tật. Theo số liệu khảo sát của ngành giáo dục và đào tạo, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 515 trẻ khuyết tật đang học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục công lập, 130 trẻ học tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh và 59 trẻ đang học tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt. Đa số các học sinh khuyết tật đều rất khó khăn trong việc tiếp cận và thực hiện các hoạt động giáo dục ở nhà trường. Phần nhiều gia đình có trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn chưa đủ điều kiện để chăm sóc, giáo dục trẻ một cách toàn diện. Chính vì vậy, việc ban hành các chính sách của nhà nước để hỗ trợ giúp các em có điều kiện tốt hơn trong học tập, hòa nhập ở các trường công lập và học tập ở các trường chuyên biệt là điều rất cần thiết.

Việc ban hành các chính sách hỗ trợ trẻ khuyết tật vươn lên hòa nhập cộng đồng đã được tỉnh quan tâm thực hiện như: UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 về việc quy định tạm thời chính sách đối với học sinh khuyết tật học tập tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hằng năm cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ trẻ khuyết tật… Tuy nhiên, mức hỗ trợ của tỉnh vẫn còn thấp và mới chỉ áp dụng trong phạm vi Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh chứ chưa có chính sách hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật học hòa nhập tại cơ sở giáo dục phổ thông công lập trong toàn tỉnh. Điều này đã làm cho nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn và sống ở vùng sâu, vùng xa có trẻ khuyết tật không có điều kiện để chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật. Và một phần cũng do nhận thức của nhiều gia đình về chăm sóc, giáo dục cho trẻ khuyết tật còn hạn chế nên nhiều trẻ khuyết tật không được đến trường. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật và giảm bớt một phần khó khăn cho các gia đình trẻ em khuyết tật, tạo điều kiện cho các em khi tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục công lập thì việc ban hành chính sách hỗ trợ cho học sinh khuyết tật tại cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.

Do Quyết định số 1801/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh về việc quy định tạm thời chính sách đối với học sinh khuyết tật học tập tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh là chưa phù hợp với quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành nên UBND tỉnh đã có Tờ trình số 124/ TTr- UBND ngày 11/8/2021 trình HĐND tỉnh phê duyệt chính sách hỗ trợ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị 100% học sinh khuyết tật tại cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ các chế độ. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ áp dụng phù hợp theo từng cơ sở giáo dục công lập như: Đối với Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh thì hỗ trợ tiền ăn cho học sinh bán trú bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ/học sinh/tháng, tương đương 447.000 đồng/ tháng/học sinh; hỗ trợ tiền ăn cho học sinh nội trú bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ/học sinh/tháng, tương đương 1.043.000 đồng/ tháng/học sinh; hỗ trợ sinh hoạt phí cho học sinh nội trú, bán trú bằng 3% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ/học sinh/tháng, tương đương 45.000 đồng/tháng/học sinh; hỗ trợ tiền vệ sinh cho học sinh nữ từ 13 tuổi trở lên bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ/học sinh/tháng, tương đương 45.000 đồng/tháng/học sinh. Đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh thì hỗ trợ tiền ăn cho học sinh học hòa nhập bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định của Chính phủ/học sinh/tháng, tương đương 447.000 đồng/tháng/học sinh.

Kinh phí hỗ trợ được trích từ ngân sách đầu tư cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh, hằng năm hỗ trợ hơn 2,4 tỉ đồng. Việc đề nghị của UBND tỉnh lên HĐND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ cho học sinh khuyết tật tại các cơ sở giáo dục công lập là thiết thực để tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được chăm sóc và giáo dục tốt hơn, giúp trẻ hòa nhập được với cộng đồng và có khả năng phát triển tốt cho cuộc sống về sau.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Trao 100 suất quà cho nạn nhân da cam và khuyết tật đặc biệt khó khăn

Cảnh Thu |

Ngày 2/8/2021, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam và Bảo trợ xã hội huyện Triệu Phong tổ chức trao 100 suất quà cho các nạn nhân da cam và người khuyết tật đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện, mỗi suất trị giá 300 nghìn đồng gồm tiền mặt, gạo, mì ăn liền và các nhu yếu phẩm.

Người khuyết tật giàu nghị lực

Thanh Hằng |

Sức khỏe kém, khó khăn trong vận động, sinh hoạt, học tập, khó có cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp... luôn là những trở ngại mà người khuyết tật phải đối mặt. Nhưng bằng ý chí và nghị lực, nhiều người trong số họ vẫn nỗ lực vượt qua số phận, xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Ông Trần Văn Minh (59 tuổi), ở thôn Thượng Trạch, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) là một trong số đó.

Khi người khuyết tật bán hàng online

Trần Tuyền |

Đối với người bình thường, chụp ảnh, đăng bài bán hàng trên mạng xã hội là việc không hề đơn giản.

Thí sinh bị khuyết tật đi thi bằng đôi chân của anh Bí thư Đoàn xã

Trường Sơn |

Lo sợ việc em Hồ Văn Thưa học sinh lớp 12B1 (Trường THPT A Túc, Hướng Hóa, Quảng Trị) đến điểm thi chậm trễ, anh Bí thư Đoàn xã đã lặn lội vào bản cõng em đến điểm thi.