Sự khác biệt và tầm quan trọng của sổ hồng và sổ đỏ

Phương Duy |

Đến nay vẫn còn nhiều người chưa phân biệt được sự khác biệt và tầm quan trọng của sổ hồng và sổ đỏ.

Sổ hồng là gì?

Thực hiện quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10.12.2009, ở từng giai đoạn khác nhau, ở khu vực sử dụng đất, loại đất khác nhau, Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng đất, sở hữu nhà ở, công trình xây dựng có đủ điều kiện, theo các mẫu phôi Giấy chứng nhận có hình thức, màu sắc, hoa văn, họa tiết, kết cấu nội dung khác nhau, như:

“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, trang bìa màu đỏ, nội dung ghi nhận quyền sử dụng đất, ở khu vực ngoài đô thị, áp dụng đối với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất ở nông thôn... Đối tượng được cấp giấy chủ yếu là hộ gia đình do chủ hộ đứng tên. Do mẫu này có trang bìa màu đỏ, nên người dân thường gọi là “sổ đỏ”.

Giá trị của sổ hồng hay sổ đỏ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ảnh minh họa: T.A
Giá trị của sổ hồng hay sổ đỏ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Ảnh minh họa: T.A

“Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở”, trang bìa màu hồng, nội dung ghi nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, khu vực đô thị, áp dụng với nhà ở, đất ở đô thị. Đối tượng là cá nhân, vợ chồng, hộ gia đình, tổ chức có đủ điều kiện được cấp giấy. Do mẫu này có trang bìa màu hồng, nên người dân thường gọi là "sổ hồng”.

Sổ đỏ và Sổ hồng có giá trị như nhau?

Điều 97 Luật Đất đai 2013 quy định, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo một loại mẫu thống nhất trong cả nước.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày 10.12.2009 vẫn có giá trị pháp lý và không phải đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Trường hợp người đã được cấp Giấy chứng nhận trước ngày 10.12.2009 có nhu cầu cấp đổi thì được đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

Như vậy, thực tế hiện nay đang tồn tại, cùng lưu hành 3 loại Giấy chứng nhận là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" trang bìa màu đỏ, “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở” trang bìa màu hồng và "Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" trang bìa màu hồng. Cả 3 loại Giấy chứng nhận này đều có giá trị pháp lý như nhau và không phải đổi sang mẫu mới.

Về giá trị thực tế của Sổ đỏ và Sổ hồng phụ thuộc vào giá trị thực tế của thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như: Vị trí thửa đất, diện tích, tình trạng mới hay cũ của nhà ở và số lượng tài sản khác gắn liền với đất (cây trồng…). Do vậy, giá trị của từng loại sổ gắn với từng thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

9 sai lầm khi tắm gây hại cho sức khoẻ mà hầu hết mọi người đều mắc

An An |

Theo thống kê, trung bình mỗi người sẽ dành khoảng 1,5 năm trong cuộc đời của mình ở phòng tắm. Và trong khoảng 1,5 năm đó có khoảng 6 tháng để tắm. Nhưng ít ai biết rằng có một số điều mà chúng ta làm sai khi tắm. Bright Side đã thu thập 9 sai lầm phổ biến nhất mà hầu như ai cũng mắc phải khi đi tắm.

Bắt giữ 2 nhóm giang hồ 59 người chuẩn bị hỗn chiến tranh giành đất đai

Hà Anh Chiến |

Hơn 60 đối tượng thuộc 2 băng nhóm giang hồ ở Đồng Nai đang chuẩn bị “hỗn chiến” để tranh giành đất thì bị lực lượng Công an phát hiện vây bắt.

Quảng Trị: Gỡ vướng cho các dự án chậm tiến độ vì giải phóng mặt bằng, đất đai

Tiến Nhất |

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có buổi làm việc với các ngành chức năng, địa phương liên quan để tập trung các giải pháp nhằm gỡ vướng cho các dự án đang chậm tiến độ liên quan đến công tác giải phòng mặt bằng, đất đai.

Hải Lăng, đất đai là tương lai

Đào Tâm Thanh |

Mỗi lần đi xa trở về, trên dặm dài thiên lý Bắc - Nam, chạm tấm biển màu xanh ghi cô đọng những dòng chữ, số “Địa phận Quảng Trị- Km 791A+500” đặt nơi địa đầu mảnh đất Hải Lăng, giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế, lòng chúng tôi lại reo vui một lời ân nghĩa lấy từ cảm hứng của tiêu đề bài xã luận đăng trên số Báo Quảng Trị đầu tiên sau ngày lập lại tỉnh: “Kính chào đất mẹ anh hùng!”, rồi thở phào nhẹ nhõm: “Đã về đến nhà mình rồi đây”!