Tăng giá sách giáo khoa, học sinh nghèo, vùng khó sẽ ra sao?

PV |

Trước vấn đề sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tăng so với sách giáo khoa hiện hành, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng đã có những chia sẻ về việc đảm bảo quyền tiếp cận sách giáo khoa với đối tượng học sinh nghèo, khu vực vùng sâu, vùng xa.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng, hiện nay chúng ta biết với mục tiêu tất cả học sinh đều phải có sách giáo khoa (SGK), đồ dùng học tập khác để học tập. Chúng tôi phối hợp Bộ Tài chính tham mưu Chính phủ tiếp tục có cơ chế, chính sách.

Với đề xuất mua SGK để trang bị cho thư viện, để các em học sinh có thể sử dụng, Nghị định 81/CP, Nhà nước đã có hỗ trợ chi phí học tập thực tế cho học sinh vùng khó khăn theo định mức 150.000/cháu/năm học, tổng năm học có 9 tháng là mỗi cháu được hỗ trợ 1.350.000 để mua SGK, mua đồ dùng học tập khác. Tại các thông tư khác như Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT năm 2009, của Bộ Tài chính, Bộ GD&ĐT cũng quy định các nhà trường xây dựng tủ sách dùng chung để mỗi học sinh có bộ sách tương ứng, và hàng năm bổ sung 10%.

 

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang phối hợp với Bộ Tài chính để có đề xuất với Chính phủ phương thức: Một là mua đủ 100% bổ sung cho thư viện nhưng đây không phải phương án lựa chọn vì có thể gây lãng phí; hai là phương án mua từ 50-70% gửi vào thư viện.

Với mức mua này, tổng ngân sách ước khoảng 3.000 tỉ, mỗi năm bổ sung hao mòn, thất thoát khoảng 15-20%; Phương án thứ ba như hiện nay là chỉ hỗ trợ với học sinh vùng khó khăn. Thực tiễn áp dụng phụ thuộc vào ngân sách, điều này cũng xin ý kiến các bộ ngành, để nghiên cứu, rà soát có được phương thức lâu dài cho những năm học tới đây.

Đến thời điểm này, Bộ GD&ĐT khẳng định tất cả các em học sinh đều đã có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập tối thiểu.

“Chúng ta lần đầu thực hiện xã hội hóa SGK cũng như thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới toàn diện giáo dục không thể tránh khỏi nhiều vấn đề bất cập; nhưng tất cả các bộ ngành, địa phương đều phải lắng nghe điều chỉnh, tham mưu cho Chính phủ để có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa tham gia biên soạn SGK. Cũng như khi có nhiều bộ sách như vậy không tránh khỏi còn hạt sạn, vấn đề là lắng nghe, tiếp thu, có giải pháp để cuối cùng là hướng tới học sinh, hướng tới chất lượng giáo dục phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội”, Thứ trưởng nói.

Trước băn khoăn về việc đưa giá sách vào danh mục mặt hàng được Nhà nước định giá thì Bộ có định mức kỹ thuật như thế nào để mọi người dân có thể tiếp cận SGK chất lượng tốt nhất với giá hợp lý nhất. Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết: “Theo quy định hiện hành, theo Luật Giá hiện nay mặt hàng SGK là mặt hàng kê khai giá. Doanh nghiệp, các nhà xuất bản kê khai giá, Bộ Tài chính thẩm định, Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính để đưa ra quan điểm của mình. Thời gian qua chúng ta tiếp tục làm tốt công tác này. Qua các lần kê khai giá của các nhà xuất bản so với các lần công bố đầu tiên, các bộ sách đều giảm từ 3- 9%”.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng cho biết, dù là kê khai giá thì đều là thực hiện hình thức quản lý nhà nước gián tiếp hay trực tiếp. Hiện nay, cả nước có khoảng 17.5 triệu học sinh là đối tượng sử dụng trực tiếp mặt hàng hết sức đặc biệt này. Qua nghiên cứu, Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Tài chính tham mưu đề xuất với Chính phủ nghiên cứu đưa mặt hàng SGK do Nhà nước định giá.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nêu: Tại Kỳ họp thứ ba, Khóa XV, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 63 quy định SGK là mặt hàng thuộc Nhà nước định giá. Bộ Tài chính đã trình dự thảo dự án sửa đổi này. Chúng tôi nghĩ rằng, sau đây Bộ GD&ĐT sẽ phải tham mưu với Nhà nước có căn cứ quy định tiêu chuẩn định mức, định giá trần, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các nhà xuất bản mục tiêu cao nhất là hướng đến học sinh. Các nhà xuất bản không lấy mục tiêu lợi nhuận nhưng chúng ta vẫn tạo điều kiện các nhà xuất bản tham gia, bảo đảm tính cạnh tranh để hạ giá thành sách và bảo đảm chất lượng.

“Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn hướng tới có những bộ sách đặc thù. Làm sao có định giá nhưng không làm mất đi động lực của các nhà xuất bản trong biên soạn, phát hành SGK. Trong tiêu chuẩn, định mức hiện nay chúng ta đưa ra, làm sao tới đây Bộ GD&ĐT tiếp tục bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách để hoàn thành mục tiêu đề ra”, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho biết.

(Nguồn: Ngày Nay)

Đảm bảo đủ sách giáo khoa cho học sinh đầu năm học mới

Tú Linh |

Chỉ còn chưa đầy 2 tuần nữa là năm học 2022 - 2023 được bắt đầu, học sinh các khối lớp 1, 2, 3, 6, 7 và 10 của Quảng Trị sẽ học sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhưng nhiều em vẫn chưa mua đủ sách giáo khoa, nhất là lớp 10. Trước tình hình này, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị vừa có văn bản yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ học sinh mua sách giáo khoa đảm bảo các em có đủ sách để học.

Tặng hơn 2.100 sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho học sinh miền núi Hướng Hóa

Tú Linh |

Tập đoàn Công nghệ MK (Hà Nội), Công ty TNHH Tùy Tâm (Đồng Nai) vừa tổ chức tặng sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho học sinh các khối 1, 2, 3, 6 và 7 của Trường Tiểu học và THCS Hướng Việt và Trường Tiểu học và THCS A Xing (huyện Hướng Hoá, Quảng Trị).

Tái sử dụng sách giáo khoa để giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh

Hoài Nam |

Chỉ thị 643/CT-BGDĐT (Chỉ thị 643) của Bộ GD&ĐT vừa được ban hành, quy định về sử dụng sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông là tin vui của rất nhiều phụ huynh, học sinh. Một trong những yêu cầu đặt ra trong chỉ thị này là không được viết, vẽ lên SGK để tái sử dụng lâu bền.

Yêu cầu không viết, vẽ lên sách giáo khoa để tái sử dụng nhiều lần

TL |

Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị 643/CT-BGDĐT ngày 10/6/2022 về sử dụng sách giáo khoa (SGK) và sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, yêu cầu không được viết, vẽ lên SGK để tái sử dụng lâu bền.