Vận động người dân không đốt vàng mã để dành tiền làm việc thiện

Lê Thơm |

Ở khu dân cư Hiệp Ninh 3, phường Phước Ninh (Hải Châu, Đà Nẵng) có mô hình “không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện”. Đây là mô hình đầu tiên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về việc vận động người dân không đốt vàng mã và sử dụng số tiền mua vàng mã để làm từ thiện.

Với đặc điểm dân cư đông đúc, đa số người dân làm nghề buôn bán, các hộ dân, nhất là bà con tiểu thương thường cúng tế, đốt vàng mã, rải gạo muối ra đường, vừa gây mất mỹ quan, vừa dễ xảy ra cháy, nổ.

Trong khu dân cư đã xảy ra những vụ xích mích do khói bụi từ đốt vãng mã bay vào nhà người khác, gây bẩn nhà, cay mắt, ô nhiễm môi trường…

Từ thực tế đó, năm 2016, chi hội cựu chiến binh (CCB) Hiệp Ninh 3 đã phát động mô hình “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện”.
Với mô hình “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện” và nhiều thành tích khác, CCB Hoàng Thị Hồng Thơm được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng Bằng khen.
Với mô hình “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện” và nhiều thành tích khác, CCB Hoàng Thị Hồng Thơm được Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng tặng Bằng khen.

Sau khi phát động, chi hội trưởng Hoàng Thị Hồng Thơm đã mua tặng mỗi hội viên một chiếc ví, phía ngoài ví có dòng chữ: “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện”.

Mô hình được toàn chi hội đồng tình hưởng ứng. Bản thân bà Hoàng Thị Hồng Thơm trong mỗi lần cúng, giỗ, tự bỏ 50.000 đồng vào trong ví đặt lên bàn thờ gia tiên (tương ứng với số tiền mua vàng mã trước đây). Từ khoản tiền ấy, bà Hồng Thơm ủng hộ 1 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo của phường và 500.000 đồng cho chương trình hỗ trợ hội viên khó khăn của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phước Ninh.

Theo cách làm của bà Hồng Thơm, CCB Hiệp Ninh 3 đã ủng hộ gần 10 triệu đồng từ việc không đốt vàng mã cho các hoạt động nhân đạo, khuyến học tại địa phương.

Trong đó, CCB Phạm Ngọc Châu ủng hộ 500.000 đồng cho Quỹ Vì người nghèo của phường và hỗ trợ 300.000 đồng cho một người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn; CCB Huỳnh Bá Tiến ủng hộ 400.000 đồng cho một hộ dân gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19.

Vào dịp Tết Tân Sửu 2021, chi hội CCB Hiệp Ninh 3 trao tặng 10 suất quà cho hộ nghèo từ kết quả mô hình “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện”.

Bà Hồng Thơm cho biết, toàn chi hội không còn hội viên nào đốt vàng mã trong khi cúng, tế, giỗ, chạp, hiếu, hỉ.

Nhận thấy mô hình “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện” của chi hội CCB có tác dụng tốt, năm 2019, cấp ủy chi bộ Hiệp Ninh 3 đã phổ biến, nhân rộng mô hình ra các tầng lớp nhân dân trong khu dân cư, quán triệt đội ngũ cán bộ đảng viên cần gương mẫu thực hiện và vận động mọi người cùng thực hiện.

Thời gian đầu cũng có những ý kiến trái chiều, nhưng chi bộ cùng với ban công tác Mặt trận và các đoàn thể vẫn kiên trì tuyên truyền vận động, dần dần đã tạo được sự đồng thuận với mô hình nhân văn này.

Bí thư chi bộ Trương Hồng Dương chia sẻ: “Chúng tôi lấy những vụ việc xích mích do đốt vàng mã tại địa phương và những hậu quả đau lòng do đốt vàng mã ở nhiều nơi để vận động, thuyết phục người dân, làm cho người dân thay đổi về nhận thức và hành vi đốt vàng mã”.

Những năm qua, các hộ gia đình ở khu dân cư Hiệp Ninh 3 đã giảm dần việc đốt vàng mã với đa số hộ đồng tình hưởng ứng mô hình “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện”.

Nói về mô hình “Không đốt vàng mã, dành tiền làm việc thiện” ở khu dân cư Hiệp Ninh 3, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng Trần Việt Dũng nhấn mạnh: “Đây là mô hình đầu tiên ở Đà Nẵng về việc vận động người dân không đốt vàng mã và sử dụng số tiền mua vàng mã để làm công tác nhân đạo, là điểm sáng về xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị, cần được tuyên truyền, nhân rộng”.

(Nguồn: Báo Lao Động)

TAGS

Tấm lòng của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hướng Việt

Ngọc Trang |

Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm vừa gửi thư cảm ơn và khen ngợi 3 hộ gia đình ở tỉnh Quảng Trị đã tự nguyện hiến tặng đất để xây dựng trụ sở và nhà ở cho cán bộ, chiến sĩ công an xã. Trong số hộ được bộ trưởng khen có gia đình anh Hồ Văn Minh, người dân tộc Vân Kiều ở xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Bản thân anh Minh là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Hướng Việt, luôn được người dân trong xã quý mến, đồng nghiệp tin tưởng, sẵn sàng hy sinh quyền lợi cá nhân vì lợi ích của cộng đồng.

Tấm lòng của một người Quảng Trị xa quê

An Phong |

Với tâm nguyện giúp học sinh, sinh viên nghèo hiếu học tỉnh Quảng Trị vươn lên trong học tập cũng như kịp thời khen thưởng học sinh, sinh viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm, một người con Quảng Trị xa quê đã chủ động kết nối với Hội Khuyến học tỉnh để tài trợ 1 tỉ đồng xây dựng “Học bổng khuyến học Nguyễn Thanh Liêm”. 

Tấm lòng nhân ái của chị Thương

Minh Long |

Không chỉ làm tốt nhiệm vụ là Phó Chủ tịch HĐND xã Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), thời gian qua chị Nguyễn Thị Thương còn được biết đến là người giàu lòng nhân ái, luôn đồng cảm, quan tâm giúp đỡ những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhất là trẻ em người dân tộc thiểu số. Với tâm niệm “Cho đi là còn mãi”, chị đã kết nối, đồng hành với những trái tim nhân ái ở khắp mọi miền đất nước để trẻ em vùng khó luôn được yêu thương, bảo vệ và bù đắp phần nào những thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần.

Tấm lòng một người lính với Nhân dân

Hoài Sa |

Đại tá Trần Quốc Bảng sinh ra và lớn lên ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Sau 37 năm công tác trong lực lượng vũ trang, anh về nghỉ hưu tại Khu phố 3, Phường 1, thị xã Quảng Trị. “Một con người sống chan hòa, chịu thương, chịu khó”. Đó là nhận xét của nhiều người dân nơi anh sinh sống.