Tình trạng chung của là nhân viên y tế xin nghỉ việc vì công việc quá tải trong khi thu nhập không tương xứng, thậm chí còn bị giảm lương.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội tại Kỳ họp thứ ba HĐND thành phố, ngày 20/6, có 532 người xin nghỉ việc, 82 người xin chuyển công tác. Trong 4 tháng đầu năm nay, con số tương tự là 226 và 17. Điều này khiến ngành y tế thủ đô thiếu hụt nhân lực, ảnh hưởng đến công tác khám chữa bệnh.
Đại diện thành phố cho biết, từ đầu 2020 đến nay, ngành y tế dồn mọi nguồn lực phòng chống dịch. Một người phải kiêm nhiệm nhiều nhiễm vụ, làm thêm giờ nhưng chế độ đãi ngộ và mức thu nhập còn hạn chế.
Trước thực trạng y bác sĩ nghỉ việc hoặc chuyển công tác, UBND TP Hà Nội đánh giá trường hợp dịch bệnh tái bùng phát hoặc xuất hiện chủng nCoV mới có khả năng lây lan, nguy hiểm thì "thảm họa xảy ra rất khó lường". Nếu không có chế độ hỗ trợ nhân viên y tế kịp thời, sẽ không bảo đảm nhân lực để phòng chống dịch.
Hiện, Sở Y tế Hà Nội đã có văn bản trình UBND TP về việc đề nghị xây dựng, ban hành quy định, chế độ hỗ trợ cho các y, bác sĩ và nhân viên y tế. Theo đánh giá của Sở Y tế, đây là giải pháp cơ bản, lâu dài nhằm giữ chân nhân viên y tế; tri ân, khích lệ, động viên đội ngũ này, từ đó nâng cao năng lực của cơ sở khám chữa bệnh. Tờ trình sẽ được trình HĐND TP Hà Nội tại phiên họp thường kỳ HĐND vào đầu tháng 7.
Tại TPHCM, theo thống kê của, trong năm 2021, tổng số nhân viên y tế của bệnh viện công thành phố nghỉ việc là 701 người. Trong đó, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh là 399 người; bác sĩ 186 người; nhân viên khác 116 người. Còn bệnh viện tuyến quận, huyện có 235 người nghỉ việc. Trong đó, bác sĩ 57 người; điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh là 117; khác là 61 người. Trung tâm Y tế quận, huyện 137 người nghỉ việc. Trong đó, bác sĩ 27 người; điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh là 44 người; khác là 72 người.
Chỉ trong quý I năm nay, 400 người nghỉ việc - bằng tổng số người nghỉ việc trung bình mỗi năm - trước khi đại dịch xuất hiện.
Theo sở Y tế TPHCM, một trong những nguyên nhân lớn khiến số lượng nhân viên y tế công nghỉ việc là do khi dịch COVID-19 diễn ra, khối lượng công việc lớn nhưng mức lương không tương xứng công sức nhân viên y tế bỏ ra, thậm chí là giảm lương khiến nhiều người không cầm cự nổi.
Ngày 7/4, TP HCM thông qua nghị quyết về các chính sách đặc thù để nâng cao năng lực y tế cơ sở, trong đó chi hơn 138 tỷ đồng mỗi năm cho 310 trạm y tế (từ nay đến năm 2025) để thu hút nhân sự.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y Dược TPHCM, vừa qua có hàng loạt giải pháp của thành phố như đưa nguồn nhân lực mới ra trường về trạm y tế làm việc, nâng mức lương cho nhân viên y tế. Tuy nhiên, thành phố vẫn chưa thay đổi chính sách nâng cao cho người đã gắn bó lâu năm, chế độ đãi ngộ ở bệnh viện công vẫn còn thấp. Việc này không chỉ giải quyết ngắn hạn mà phải dài hạn và TP cần có chiến lược, kế hoạch rõ ràng để từng bước thay đổi nhằm giữ chân được nhân viên y tế giỏi.
Đồng thời, cần có cơ chế mở để ngoài việc họ được làm việc thì vẫn có thời gian học hỏi thêm ở môi trường khác, nâng cao tay nghề giúp họ yên tâm làm việc hơn.
(Nguồn: Phụ nữ mới)