Vĩnh Linh: 83% phụ nữ có việc làm sau đào tạo nghề

Mỹ Hằng |

Trong thời gian gần đây, nhờ các chính sách, chiến lược quốc gia về hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm cho phụ nữ nông thôn, nhiều phụ nữ nông thôn ở Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã có cơ hội tìm việc và tự tổ chức hoạt động kinh doanh, đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Các nghề được lựa chọn đào tạo là: Trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật cắt may, chế biến thức ăn và giữ vệ sinh an toàn thực phẩm....

Theo đánh giá các ngành, nghề đào tạo đã phù hợp với nhu cầu của người lao động. Chất lượng đào tạo được nâng cao rõ rệt, lao động được tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu. Nhờ vậy, nhiều hội viên sau khi được đào tạo nghề đã tìm được việc làm và có nguồn thu nhập ổn định.
Từ năm 2016 đến nay, Hội LHPN huyện Vĩnh Linh đã mở 233 lớp dạy nghề thu hút 3.335 lao động nữ tham gia. Trong đó, có 2.767 lao động đã có việc làm, chiếm tỷ lệ 83%.

 

Thời gian tới, các cấp Hội Phụ nữ huyện Vĩnh Linh tiếp tục phối hợp với các trung tâm dạy nghề, các đơn vị tổ chức dạy nghề và tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ.
Tiếp tục nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả, tuyên truyền, vận động các tầng lớp phụ nữ đẩy mạnh phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình", tham gia tốt các hoạt động phát triển kinh tế địa phương.
Động viên lao động nữ tích cực kinh doanh, sản xuất phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu chính đáng.

(Nguồn: Cổng TTĐT huyện Vĩnh Linh)

TAGS

Mô hình chi hội và tổ hội nghề nghiệp ở Triệu Phong phát huy hiệu quả

Ngọc Trang |

Những năm qua, các chi hội và tổ hội nghề nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Phong (Quảng Trị) không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh hợp tác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nghề đan tấm nan thuyền ở thôn Mỹ Thủy

Hiếu Giang |

Khoảng 10 năm trở lại đây, một số hộ dân ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã gắn bó với nghề đan tấm nan tre để cung cấp cho các cơ sở đóng thuyền trên địa bàn xã. Nghề này không chỉ là một công đoạn quan trọng hỗ trợ đắc lực cho nghề đóng thuyền mà còn tạo thêm việc làm và thu nhập cho các hộ dân theo nghề.

Nghề kéo xăm

Trần Tuyền |

Dọc vùng biển bãi ngang huyện Gio Linh (Quảng Trị) có nghề kéo xăm đánh bắt thủy sản gần bờ. Nghề này không dùng máy móc, trang thiết bị hiện đại mà chỉ cần 1 chiếc ghe lớn, 1 tấm lưới xăm rộng và sức của nhiều người cộng lại. Mặc dù là nghề thời vụ, mỗi năm chỉ kéo dài từ tháng 6 - 8 âm lịch nhưng nghề này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân bãi ngang.

Tạo việc làm cho nhiều lao động từ nghề gia công tóc giả

Bảo Bình |

Khởi nghiệp với nghề còn mới mẻ trên địa bàn tỉnh là làm tóc giả, đến nay, cơ sở gia công tóc giả do chị Nguyễn Thị Tuyên (sinh năm 1997), ở thôn Xuân Viên, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) làm chủ đã góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương với mức thu nhập hằng tháng tương đối tốt.