10 dấu ấn của Việt Nam tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021

Thanh Mai |

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 với nhiều dấu ấn.

Tại họp báo chiều 17/1, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, Việt Nam hết sức coi trọng việc tham gia Hội đồng Bảo an (HĐBA) với mong muốn đóng góp tiếng nói của mình để thúc đẩy công việc của HĐBA nói chung, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên LHQ, đồng thời góp phần duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Việt Nam tham gia vào HĐBA với tinh thần chủ động, tích cực, có trách nhiệm, đề xuất nhiều sáng kiến, đóng góp thực chất vào công việc của HĐBA, phát huy vai trò của HĐBA trong việc tìm kiếm các giải pháp ngăn ngừa, xử lý xung đột, ứng phó với các thách thức đối với hòa bình và an ninh quốc tế trên cơ sở tuân thủ hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế.

10 dấu ấn của Việt Nam

Thúc đẩy cách tiếp cận đa phương, kiên trì đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ

Trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020, Việt Nam chủ trì thảo luận mở và thúc đẩy HĐBA thông qua Tuyên bố Chủ tịch và Hiến chương LHQ, góp phần đề cao giá trị dài hạn và các nguyên tắc lớn bảo đảm thống nhất hành động của HĐBA, LHQ và cộng đồng quốc tế.

Phiên thảo luận có sự tham dự và phát biểu của 111 đại diện các nước, các tổ chức quốc tế, một con số kỷ lục đối với một cuộc họp của HĐBA, cho thấy quan tâm của Việt Nam có sự hài hòa, đồng điệu với quan tâm, lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì một phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì một phiên thảo luận mở của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.


Thúc đẩy việc tìm kiếm giải pháp bền vững, toàn diện cho xung đột

Từ ngăn ngừa, kiềm chế, đến giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, xử lý hậu quả xung đột, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ, giải quyết hòa bình tranh chấp, tính đến lợi ích chính đáng của các bên, thúc đẩy cứu trợ nhân đạo, bảo vệ thường dân, đối thoại, thương lượng vì hoà bình và sự phát triển lâu dài của các quốc gia.

Tăng cường hành động nhân đạo, bảo vệ thường dân trong xung đột 

Việt Nam đã chủ trì thúc đẩy thông qua Nghị quyết 2573 - Nghị quyết riêng đầu tiên của HĐBA về bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với người dân trong xung đột, khẳng định các hành động tấn công nhằm vào trường học, bệnh viện, hạ tầng điện nước... là vi phạm luật nhân đạo quốc tế.

Làm nổi bật hơn và hướng sự quan tâm của HĐBA và cộng đồng quốc tế đến những hậu quả lâu dài của xung đột, chiến tranh đối với cuộc sống của người dân và an ninh, phát triển của các quốc gia, trong đó có vấn đề bom mìn còn sót lại sau xung đột. 

Trong vai trò Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021, Việt Nam đã thúc đẩy thông qua Tuyên bố Chủ tịch của HĐBA nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế để chung tay giải quyết những hệ lụy nhức nhối của bom mìn sau chiến tranh đối với an toàn và sinh kế bền vững của người dân, cộng đồng.

Làm cầu nối và nỗ lực thúc đẩy thực chất việc tăng cường hợp tác giữa LHQ, HĐBA với các tổ chức khu vực trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế

Trong đó nổi bật là việc tổ chức Phiên thảo luận đầu tiên của HĐBA về hợp tác giữa LHQ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như thúc đẩy vai trò trung tâm và sự hiện diện của ASEAN tại HĐBA trong giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có vấn đề Myanmar.

Thúc đẩy sự quan tâm và giải pháp chính sách hướng tới các nhóm dễ bị tổn thương trong xung đột, nhất là phụ nữ và trẻ em

Trong đó có việc tổ chức Hội nghị và thông qua Cam kết hành động Hà Nội về phụ nữ, hòa bình, an ninh (tháng 12/2020), tổ chức Phiên thảo luận mở về tình trạng bạo lực tình dục trong xung đột đối với phụ nữ và trẻ em gái (tháng 4/2021), và tổ chức Phiên họp theo thể thức Arria đầu tiên về vấn đề trẻ em không có sự chăm sóc của cha mẹ trong xung đột (tháng 12/2021).

Tích cực thúc đẩy hành động chung về các vấn đề an ninh phi truyền thống bức thiết với cộng đồng quốc tế

Bao gồm ứng phó với đại dịch COVID-19, an ninh biển và nhất là về biến đổi khí hậu, trong đó có việc tích cực tham gia Nhóm nòng cốt của các nước thành viên HĐBA về biến đổi khí hậu (LMG) và Nhóm chuyên gia không chính thức của HĐBA về biến đổi khí hậu (IEG).

Thể hiện sự cân bằng, minh bạch, trách nhiệm trong điều hành, xử lý các công việc chung, góp phần giảm thiểu khác biệt, thúc đẩy đối thoại, hợp tác

Trong vai trò Chủ tịch HĐBA (tháng 1/2020 và 4/2021) và Chủ tịch Ủy ban về Nam Sudan, Chủ tịch Nhóm làm việc về các vấn đề tồn đọng liên quan đến các tòa án hình sự quốc tế, trong đó có việc chủ trì xây dựng NQ gia hạn định kỳ 2 năm/lần đối với cơ chế này.

Góp phần đề cao tiếng nói của các nước Uỷ viên không thường trực HĐBA

Là đại diện cho tất cả các nước thành viên LHQ, nổi bật là đã chủ trị tổ chức phiên họp hàng năm (tháng 11/2020) giữa 10 nước Uỷ viên không thường trực (E10) và 5 nước mới được bầu làm thành viên HDBA nhiệm kỷ 2021-2022 để trao đổi thông tin, phối hợp công việc.

Trong vai trò UVKTT HĐBA, đóng góp thiết thực cho công việc chung của LHQ

Thông qua việc tăng cường cử lực lượng làm nhiệm vụ tại các Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ, chủ trì Nghị quyết định kỳ về hợp tác LHQ ASEAN; đề xuất sáng kiến về Nghị quyết của Đại hội đồng LHQ về Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, khởi xưởng thành lập Nhóm Bạn bè của Công ước Luật biển UNCLOS 1982.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về báo cáo mới của Mỹ về Biển Đông

Thanh Mai |

Việt Nam luôn phản đối và không chấp nhận mọi yêu sách liên quan không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc.

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 5,5%

Q. Huy |

WB nhân định kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022, với tăng trưởng GDP dự báo đạt 5,5%.

Khách nhập cảnh vào Việt Nam cần xét nghiệm COVID-19 như thế nào?

Thanh Mai |

Hãng hàng không nước ngoài có thể lựa chọn một trong hai phương án tính chi phí test nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 của hành khách.

Nữ đại biểu Quốc hội được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

PV |

Ban Chấp hành Tổng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã bầu bổ sung 18 đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành.