Bộ Y tế lấy ý kiến về hai tình huống Covid-19 tại Việt Nam

Thanh Mai |

Bộ Y tế cho rằng, trong cả hai tình huống, vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong.

Ngày 29/4, Bộ Y tế đã gửi Dự thảo phương án ứng phó với các tình huống dịch bệnh để lấy ý kiến các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19. Dự thảo đưa ra 2 tình huống bao gồm dịch bệnh không còn nghiêm trọng hoặc có biến chủng virus mới làm giảm hiệu quả vaccine.

Với tình huống một, theo Bộ Y tê,s chủng virus tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số ca nặng và tử vong giảm dần. Các ổ dịch không còn nghiêm trọng như trước; hoặc xuất hiện biến chủng virus mới ít nguy hiểm hơn. Bộ Y tế đề xuất vẫn thực hiện chủ trương của Chính phủ về thích ứng an toàn; tăng cường giám sát dịch tễ phát hiện biến chủng mới; duy trì đánh giá cấp độ dịch và biện pháp cần thiết.

 

Bộ Y tế sẽ đẩy nhanh tiến độ nhận và phân bổ vaccine cho trẻ từ 5 tuổi; hoàn thành tiêm cho nhóm này trong quý 2 để đảm bảo an toàn cho trẻ trong kỳ nghỉ hè và chuẩn bị năm học mới.

Với các nhóm dân số khác, Bộ sẽ đẩy nhanh tiêm chủng; tăng cường vận động người dân đi tiêm với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người". Cc địa phương khẩn trương hoàn thành tiêm mũi hai cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi; tiêm mũi ba cho người trưởng thành (từ 18 tuổi). Bộ sẽ nghiên cứu tiêm vaccine Covid-19 mũi 4 với người lớn; mũi ba với trẻ em từ 5 tuổi...

Bộ sẽ nghiên cứu chuyển biện pháp chống Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B. Tại các điểm giám sát trọng điểm, Bộ sẽ giải trình tự gen để phát hiện sự tiến hóa của virus; mở rộng giám sát nCoV trên động vật, bao gồm cả vật nuôi và động vật hoang dã. Người nhiễm Covid-19 không triệu chứng có thể tham gia một số hoạt động xã hội.

Tình huống hai đưa đưa ra là khi xuất hiện biến chủng virus mới có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nhiễm có triệu chứng nghiêm trọng và tử vong tăng lên, đặc biệt ở các nhóm dễ bị tổn thương. Với tình huống này, Bộ Y tế sẽ phối hợp với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nhà sản xuất để cập nhật các loại vaccine mới nhất; kịp thời báo cáo Chính phủ cho phép mua bổ sung để tiêm chủng.

Nhóm dân số nguy cơ cao như người trên 65 tuổi, mắc bệnh nền mạn tính... sẽ được tiêm mũi vaccine tăng cường. Lực lượng tham gia tiêm chủng được huy động tối đa, gồm cả y tế nhà nước và tư nhân.

Các đơn vị tập trung giám sát dịch bệnh và tác động của biến thể mới thông qua các ca bệnh nhập viện; giải trình tự gen để phát hiện biến chủng đang lưu hành và biến chủng mới tại các ổ dịch, chùm ca bệnh có đặc điểm bất thường.

Nguyên tắc ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch được thực hiện linh hoạt, theo quy mô và phạm vi hẹp nhất. Công thức 5K + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + biện pháp khác được áp dụng linh hoạt. Ngoài ra, các biện pháp giám sát, xét nghiệm được triển khai đồng bộ để phát hiện người nhiễm, từ đó khoanh vùng, cách ly, dập dịch sớm nhất.

Tùy theo tình hình dịch bệnh ở mỗi địa phương, sẽ lập cơ sở điều trị Covid-19 phù hợp. Thuốc điều trị Covid-19 đặc hiệu sẽ được tiếp cận sớm. Các cơ quan tạo mọi điều kiện thúc đẩy nhanh nhất việc sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công thuốc điều trị tại Việt Nam.

Tất cả cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước, tư nhân, bộ ngành, trường học được huy động tham gia điều trị Covid-19. Các bệnh viện chuẩn bị ít nhất 40% cơ số giường bệnh để điều trị Covid-19.

Mô hình tháp điều trị 3 tầng được thiết lập, để điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng; ca bệnh vừa và nặng; ca bệnh nặng và nguy kịch.

Theo Bộ Y tế, với cả hai tình huống, vaccine vẫn là biện pháp hữu hiệu để giảm nguy cơ chuyển nặng, tử vong. Tỷ lệ bao phủ vaccine cao, đặc biệt là nhóm dễ bị tổn thương và nhóm nguy cơ cao là nền tảng để từng bước nới lỏng biện pháp y tế và biện pháp xã hội.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Du lịch toàn cầu sẽ phục hồi mạnh về mức trước đại dịch vào 2023

PV |

Ngành công nghiệp này sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 5,8% từ năm 2022-2032 so với mức tăng 2,7% của GDP toàn cầu vào cùng giai đoạn.

Nỗ lực khôi phục ngành du lịch sau đại dịch

Thanh Lê |

Thời gian qua, ngành du lịch đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH chung của tỉnh Quảng Trị. Tuy nhiên, từ năm 2020, những diễn biến phức tạp của COVID-19 khiến hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng rất lớn. Để từng bước khôi phục ngành du lịch sau đại dịch, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp.

Miễn, giảm thuế cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch bệnh

Võ Thái Hòa |

Nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do bị ảnh hưởng bởi COVID-19, nhanh chóng ổn định và phát triển sản xuất, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã và đang thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp theo chính sách của Chính phủ. Đến nay, nhiều đối tượng bị ảnh hưởng vì dịch bệnh đã được hưởng hỗ trợ miễn, giảm thuế, góp phần giải quyết khó khăn, ổn định sản xuất. 

Vì sao dịch Covid-19 và cúm không bao giờ xảy ra cùng lúc?

Minh Khang |

Các nhà khoa học cho rằng việc tiếp xúc với một loại virus gây bệnh đường hô hấp trước đó sẽ giúp cơ thể "cảnh giác" với những mầm bệnh tương tự.