Các sự kiện nổi bật tại Lào năm 2022

Tổng hợp |

Năm 2022, Lào có nhiều dấu ấn cả về ngoại giao, kinh tế có tác động đến sự phát triển quốc gia. Nhân dịp năm 2023, hãy cùng nhìn lại một số sự kiện nổi bật đã diễn ra tại Lào trong năm vừa qua.


1. Lào mở cửa hoàn toàn đất nước:

Chính phủ Lào quyết định mở cửa lại toàn bộ các cửa khẩu quốc tế kể từ 9/5, cho phép người dân và người nước ngoài xuất nhập cảnh sau hơn 2 năm áp đặt biện pháp chặt chẽ để phòng ngừa nguy cơ bùng phát dịch Covid-19.

Theo đó, Chính phủ Lào mở lại cơ chế cấp thị thực cho công dân nước ngoài, bao gồm cả hình thức truyền thống hoặc visa điện tử.

 

2. Năm dấu ấn Đoàn kết Hữu nghị Lào-Việt Nam

Lãnh đạo Lào và Việt Nam đã tham dự buổi lễ chào mừng Năm Đoàn kết và Hữu nghị Lào-Việt Nam, kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước (05/9/1962-2022) và 45 năm ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác song phương (18/7/1977-2022)nêu bật mối quan hệ ngày càng tăng cường và tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước.

Cũng trong năm 2022, nhiều cơ quan, tổ chức của hai nước sôi nổi triển khai các chương trình chào mừng năm Đoàn kết Hữu nghị cũng như đạt nhiều thỏa thuận hợp tác mới.

3. Giá nhiên liệu bán lẻ leo thang kỷ lục:

Giá dầu thế giới tăng cao do các biến động kinh tế, chính trị đã ảnh hưởng đến quốc gia lệ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu nhiên liệu như Lào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Lào cũng gặp khó khăn trong việc nhập khẩu nhiên liệu vì thiếu hụt nguồn ngoại tệ cần thiết đã thúc đẩy giá bán lẻ nhiên liệu trong nước tăng mạnh.

Các doanh nghiệp nhập khẩu nhiên liệu cũng phải chịu chi phí tăng vì trong khi giá nhiên liệu nhập khẩu tăng, chi phí tăng không được phản ánh vào giá bán tại Lào nên doanh nghiệp bị thua lỗ. Nhiều trạm xăng không còn đủ nhiên liệu và hình ảnh dòng phương tiện xếp hàng dài bắt đầu xuất hiện.

4. Lạm phát tại Lào tăng cao kỷ lục:

Mức độ lạm phát của Lào vượt hai chữ số trong nửa sau năm 2022, lên đến 38.46% trong tháng 11, cao nhất trong 23 năm, gây sức ép lớn lên người tiêu dùng là lao động có thu nhập trung bình thấp. Các số liệu trên phần nào thể hiện các chính sách kiềm chế lạm phát của Chính phủ Lào chưa thực sự hiệu quả và nền kinh tế tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn trong thời gian tới.

Theo báo cáo của Trung tâm Thống kê quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉ lệ lạm phát tại tất cả các địa phương của Lào trong tháng 11/2022 đều ở mức cao đáng báo động, trong đó thủ đô Viêng Chăn, địa phương có tỉ lệ lạm phát thấp nhất cũng ở mức 33,22%.

5. Đường sắt Lào Trung hoạt động hiệu quả

Kể từ khi đưa vào hoạt động chính thức hồi cuối năm 2021, dự án đường sắt Lào-Trung ghi nhận các số liệu vận tải hành khách và hàng hóa lạc quan trong năm 2022, làm thay đổi đáng kể thói quen di chuyển của người dân và khách du lịch cũng như các nhà kinh doanh.

Tuy nhiên, dự án cũng tồn tại nhiều bất cập khiến dư luận phàn nàn như tình trạng hành khách phải xếp hàng dài để mua vé, không bán vé khứ hồi, nạn phe vé… Khiến Công ty quản lý đường sắt Lào-Trung phải tuyên bố cam kết cải thiện chất lượng dịch vụ.

Tháng 12/2022, để kỷ niệm 1 năm đi vào hoạt động, ường sắt Lào-Trung Quốc đã công bố ra mắt ứng dụng di động cho cả thiết bị Android và Apple. Ứng dụng cho phép người dùng mua vé, đặt chỗ, thay đổi thông tin đặt chỗ trước tối đa 7 ngày.

6. Lào liên tục được bình chọn là điểm đến du lịch hàng đầu

National Geographic, một trong những tạp chí được đọc nhiều nhất trên thế giới, đã chọn Lào trong số 25 điểm đến du lịch hàng đầu cho năm 2023. Lào là quốc gia duy nhất ở Asean được tạp chí này đưa vào danh sách đề xuất hàng đầu cho khách du lịch vào năm 2023.

Lào cũng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế từ các hãng truyền thông uy tín như National Geographic, CNN, Wanderlust và Fodor’s, tất cả đều cho rằng Lào nên là điểm đến của mọi du khách danh sách vào năm 2023, với đề xuất hàng đầu là việc trải nghiệm tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc.

7. Lào – Thái thúc đẩy dự án Cầu hữu nghị thứ 5

Thủ tướng hai nước Lào, Thái Lan đã có mặt tại tỉnh Borikhamxay và Bueng Kan để dự lễ động thổ xây dựng cây cầu Hữu nghị Lào-Thái thứ 5 bắc qua sông Mekong. Mặc dù việc xây dựng cây cầu đã bắt đầu từ lâu nhưng lễ động thổ chính thức đã bị trì hoãn vì đại dịch Covid-19.

8. Lào ban hành quy định về công dân danh dự

Chính phủ đã ban hành một nghị định mới nêu rõ các tiêu chí để người nước ngoài được cấp quyền công dân danh dự cũng như các quyền lợi có thể được hưởng.

Theo đó, công dân danh dự có thể xuất nhập cảnh Lào mà không cần thị thực, có thể ở Lào lâu dài, được phép mua quyền sử dụng đất đối với đất của nhà nước có thời hạn, thuê đất có thời hạn của nhà nước và tư nhân.

9. Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế thị thực cho công dân Lào

Chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh hạn chế cấp đa số loại hình thị thực cho công dân Lào kể từ năm 2020 sau khi hai bên có một số bất đồng trong vấn đề cư trú của người được cho là công dân Lào tại Mỹ.

10. Đại hội Thể thao toàn quốc Lào tại Xieng Khuang

Sau nhiều năm trì hoãn, Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ 11 đã khai mạc tại tỉnh Xieng Khuang.

Sau gần 10 ngày tranh tài, Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 11 của Lào (Xiengkhouang Games 2022) đã bế mạc với 363 huy chương vàng, 363 huy chương bạc và 532 huy chương đồng được trao. Đoàn chủ nhà tỉnh Xiengkhuang đã thi đấu vượt trội và xếp thứ nhất toàn đoàn; xếp thứ hai là thủ đô Vientiane; vị trí thứ ba thuộc về đoàn của Bộ Quốc phòng Lào.

(Nguồn: Tạp chí Lào Việt)

Trồng chuối trên đất Lào

Lê An |

Với diện tích gần 3.500 ha, từ nhiều năm nay chuối được xem là cây trồng chủ lực ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Sản phẩm chuối quả ngoài tiêu thụ nội địa còn được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Thái Lan…mang lại thu nhập ổn định cho hàng ngàn hộ gia đình.

Trải nghiệm lễ hội mùa Đông tại Lào Cai

PV |

Lễ hội mùa Đông được tổ chức hằng năm tại huyện Bắc Hà và thị xã Sa Pa luôn là điểm nhấn hấp dẫn du khách vào dịp cuối năm.

Vinamilk Lào xuất khẩu sữa tươi sang Việt Nam vào tháng 5/2023

Tổng hợp |

Liên doanh Vinamilk Lào – Jagro dự kiến xuất khẩu sữa tươi sang Việt Nam vào tháng 5 năm sau sau khi công ty vừa hoàn thiện hệ thống vắt sữa hiện đại tại huyện Phaxay, tỉnh Xieng Khuang.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng làm việc với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào về Đề án Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavanh

Tuấn Nghĩa |

Tại thủ đô Hà Nội, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Lê Quang Tùng vừa làm việc với UVTƯ Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Chủ tịch Ủy ban hợp tác Lào - Việt Nam Khăm chên Vông phô sỷ về triển khai thực hiện đề án Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavanh. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Tổ phó Tổ công tác 626 Hồ Đại Nam; Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn Sakae Việt Nam, Chủ tịch Quỹ đầu tư Truth Assets Management Võ Thị Tuấn Anh tham dự buổi làm việc.