Chuyên gia dự báo đại dịch Covid-19 sẽ còn kéo dài và tồi tệ hơn trước

Thanh Mai |

Số người chết vì Covid-19 trong vài tuần tới sẽ vượt con số 1,8 triệu ca được ghi nhận trong cả năm 2020.

Ấn Độ tiếp tục báo cáo số ca nhiễm mới kỷ lục với hơn 412.000 ca mới trong ngày 6/5, nâng tổng số ca lên hơn 21 triệu. Từ Nepel tới Iran, Uruguay và Argentina, hệ thống y tế đều đang chịu áp lực lớn khi bệnh nhân đổ về ngày một nhiều. 

Tính từ đầu năm nay, hơn 1,4 triệu ca tử vong Covid-19, trung bình khoảng 13.000 ca tử vong được ghi nhận mỗi ngày trên toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng số ca tử vong thực tế có thể cao hơn nhiều con số được báo cáo chính thức.

 

Vào đầu năm nay, châu Âu và Bắc Mỹ vẫn nằm trong tâm bão Covid-19. Đến nay châu Á, Mỹ Latinh và châu Phi chiếm 78% và 72% tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19.

Mỹ và nhiều khu vực ở châu Âu đang hướng tới hồi sinh nền kinh tế và một mùa hè với các biện pháp hạn chế được nới lỏng hoặc dỡ bỏ, khi tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao. Tuy nhiên giới quan sát nhận định thay đổi này có thể không là vĩnh viễn. 

Những biến thể có thể né vaccine xuất hiện ở các vùng dịch khác có thể quay trở lại phương Tây. Các chuyên gia cho rằng các nước phương Tây cần giúp đỡ nước đang phát triển kiểm soát đại dịch bằng cách hỗ trợ tiền, chuyên môn, thuốc men và quan trọng nhất là vaccine. 

"Dịch bệnh đã vượt kiểm soát ở nhiều nơi trên thế giới và có khả năng sắp mất kiểm soát ở những nơi đã từng thoát nạn", Martin McKee, giáo sư y tế cộng đồng châu Âu tại Trường Vệ sinh và Y học nhiệt đới London, nói.

Thiếu hụt vaccine do nhiều nước giàu đã nhanh chóng đặt mua số lượng lớn cũng khiến nhiều nước nghèo khó thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng. Tại Mỹ, 45% dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine và tỷ lệ của Liên minh châu Âu là 25%, trong khi tỷ lệ này ở Nam Mỹ và châu Á lần lượt là 12% và 4%. Chưa tới 1% dân số châu Phi được tiêm chủng.

Mỹ ngày 5/5 tuyên bố sẽ miễn trừ tạm thời quyền sỡ hữu trí tuệ đối với vaccine Covid-19 nhằm thúc đẩy sản xuất nguồn cung cho thế giới. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định phải mất nhiều tháng nữa để các nước đang phát triển có thể được hưởng lợi từ quyết định này.

"Điều quan trọng là giảm số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt. Đó là nguyên nhân khiến quốc gia này têt liệt, hủy hoại nền kinh tế và hệ thống y tế", Daniel Goleniuk, giám đốc nhóm bệnh viện của Uruguay tại Rivera, giáp biên giới Brazil, cho hay.

Nhiều mô hình Covid-19 dự báo đại dịch sẽ trở nên tồi tệ hơn trước khi số ca nhiễm và tử vong bắt đầu giảm.

(Nguồn: Phụ nữ mới)

TAGS

Cảnh báo thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản Facebook thông qua dịch vụ thuê sim trực tuyến

Lê Minh |

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Quảng Trị vừa phát đi thông báo cho các cơ quan truyền thông và các tổ chức trên địa bàn để cảnh báo về phương thức, thủ đoạn chiếm đoạt tài khoản Facebook thông qua dịch vụ thuê sim trực tuyến.

Đông Hà: Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện trở lại, bệnh viêm da nổi cục tăng cao

Hải Phi |

UBND thành phố Đông Hà vừa công bố dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Phường 3, đồng thời cảnh báo vùng dịch uy hiếp đối với các vùng lân cận. 

Quảng Bình: Cách ly những người về từ các địa phương có dịch COVID-19

Lê Phi |

Ngày 6.5 UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, ông Hồ An Phong - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ký công văn khẩn chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp phòng chống COVID-19 trên địa bàn.

Giữa bộn bề khó khăn, người Việt tại Lào kiên trì chống dịch

Tổng hợp |

Hơn 30 năm sống tại thủ đô Viêng Chăn và hai lần phải đóng quầy hàng trong thời gian thủ đô của Lào bị phong tỏa do dịch bệnh COVID-19, hơn ai hết, chị Nguyễn Thị Kim Hoa thấm thía được những khó khăn về kinh tế cũng như nỗi lo lắng cho sức khỏe của bản thân và gia đình.