Đẩy mạnh hoàn thiện các dự án đầu tư Việt Nam tại Lào

PV |

Một số dự án của Chính phủ Việt Nam viện trợ không hoàn lại cho tỉnh Houaphanh và Xiengkhouang, hai tỉnh nghèo thuộc phía Bắc Lào, đang được thúc đẩy để sớm đưa vào sử dụng, phục vụ sự nghiệp phát triển giáo dục, kinh tế, xã hội của Lào.

Theo thông tin từ Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam, chính quyền địa phương một số tỉnh phía Bắc Lào đang đề nghị Chính phủ cho phép lao động và chuyên gia Việt Nam nhập cảnh Lào để có thể sớm hoàn thiện một số công trình của Việt Nam viện trợ cho Lào. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 cũng như một số quy định về phòng chống Covid-19, lao động Việt Nam làm việc tại các dự án này hiện chưa thể quay trở lại Lào.

Trường Năng khiếu do Chính phủ Việt Nam viện trợ không hoàn lại vừa đưa vào sử dụng tại tỉnh Xiengkhouang, Lào
Trường Năng khiếu do Chính phủ Việt Nam viện trợ không hoàn lại vừa đưa vào sử dụng tại tỉnh Xiengkhouang, Lào

Ngày 19-7, trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Lào, ông Khamphoi Keokinnaly, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam cho biết, một số dự án Chính phủ Việt Nam viện trợ cho Lào tại tỉnh Houaphanh và Xiengkhouang đều gặp khó khăn chung là dự án sắp hoàn thành nhưng do không có chuyên gia và lao động Việt Nam làm việc nên phải tạm dừng. Chính quyền hai tỉnh này đã đề xuất Chính phủ Lào cho phép lao động Việt Nam nhập cảnh để tiếp tục làm việc tại đây.

Đánh giá dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị tỉnh Houaphanh, ông Khamphoi Keokinnaly cho biết, dự án đang bắt đầu vào giai đoạn hai, đang tiến hành xây lắp về hệ thống điện, nước và trang thiết bị y tế; còn tại Bệnh viện Hữu nghị tỉnh Xiengkhouang, chỉ còn chờ chuyên gia và chuyên viên kỹ thuật lắp ráp trang thiết bị y tế là có thể khánh thành và đi vào sử dụng.

Đánh giá tiến độ hoàn thiện hai công trình này, nếu lao động Việt Nam sớm được nhập cảnh Lào để làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Hợp tác Lào – Việt Nam Khamphoi Keokinnaly cho rằng, chậm nhất là đầu năm sau hoặc có thể là cuối năm nay, các công trình có thể bước đầu đi vào sử dụng, phục vụ đảm bảo sức khỏe y tế của người dân Lào tại hai tỉnh.

Ngoài các dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam cho Lào, tại hai tỉnh này còn có một số dự án của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào đây.

Từ năm 2011 đến nay, doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào tỉnh Xiengkhouang 83 triệu USD và tại tỉnh Houaphanh từ 2006 đến nay đạt 64 triệu USD. Đây là hai tỉnh của Lào giáp biên với Việt Nam, kết nghĩa với nhiều địa phương và có nhiều hoạt động hợp tác đầu tư của doanh nghiệp các địa phương miền trung Việt Nam vào Lào.

Do ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, một số dự án lớn Việt Nam viện trợ không hoàn lại cũng như dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam vào Lào đang bị chậm tiến độ như dự án xây dựng Nhà Quốc hội Lào mới tại thủ đô Vientiane, hay dự án xây dựng sân bay Nongkhang tại tỉnh Houaphanh.

(Nguồn: Nhân dân điện tử)

TAGS

Tổ chức cho 3 người vượt biên sang Lào để lấy công 5 triệu đồng

PV |

Tại cơ quan điều tra, bước đầu các đối tượng khai Lô Văn Thái đã nhận đưa Phạm Hùng Tiến, Phạm Văn Dũng và Hồ Văn Thái xẻ rừng, vượt biên sang Lào với tiền công 5 triệu đồng.

Chuyên gia đánh giá triển vọng khôi phục nền kinh tế của Việt Nam

Minh Châu |

Tăng trưởng GDP quý 1/2020 của Việt Nam đạt gần 4%, mức tăng thấp nhất kể từ 2011 trở lại đây. Nhưng so với nhiều nền kinh tế khác, đây vẫn là mức tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Thái Lan chuẩn bị thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 trên người

PV |

Ngày 12/7, một quan chức Thái Lan cho biết các nhà nghiên cứu nước này đang chuẩn bị cho các thử nghiệm vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên người vào tháng 11 tới, với mục tiêu có một loại vaccine sẵn sàng được đưa vào sử dụng trước cuối năm sau.

Lãnh đạo Lào thị sát nhà máy sản xuất khẩu trang trong nước

Tổng hợp |

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Lào Sonexay Siphandone cùng đoàn làm việc vừa có chuyến thị sát quy trình sản xuất khẩu trang y tế tại 2 nhà máy ở bản Dongnatong, quận Sikhottabong, thủ đô Vientiane.