Doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ là trụ cột của nền kinh tế Lào

Tổng hợp |

Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (MSME) ở Lào được đặt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 2% hàng năm. Chính phủ Lào kỳ vọng khu vực này sẽ đóng góp 18% mỗi năm vào tăng trưởng GDP.

MSMEs đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội và tăng trưởng kinh tế của Lào trong giai đoạn đã qua. Do đó, chính phủ Lào đã vạch ra một kế hoạch để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của khu vực doanh nghiệp này trong giai đoạn 2021-2025, thông qua nội dung Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm lần thứ 9 mới được công bố.

 

Theo Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, lộ trình phát triển đối với khu vực MSMEs sẽ đưa các doanh nghiệp này trở thành xương sống nền kinh tế quốc gia trong tương lai.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh đã và đang có nhiều doanh nghiệp Lào sản xuất được các sản phẩm đảm bảo chất lượng, nhưng vẫn cần hỗ trợ nhiều trong việc tiếp cận vốn, mở rộng thị trường nội địa và cơ hội tham gia vào thị trường cũng như chuỗi cung ứng trong khu vực và trên thế giới.

Theo Thủ tướng Lào, các MSMEs liên quan đến chuỗi hàng hóa và mạng lưới sản xuất sẽ được thúc đẩy tăng khả năng tiếp cận tài chính, công nghệ đổi mới.

Một trong nhwunxg mục tiêu khác của Chính phủ Lào là khuyến khích công ty khởi nghiệp, nâng cao năng lực quản trị, phát triển tay nghề lao động.

Bất chấp các khó khăn trong những năm trước đây và đại dịch Covid-19 trong năm vừa qua, Chính phủ Lào đẫ nỗ lực hợp tác với khu vực tư nhân để thúc đẩy sự đóng góp và tham gia của các MSME vào tăng trưởng kinh tế, cũng như tạo việc làm.

Năm ngoái, Chính phủ Lào đã phân bổ 200 Kip thông qua Quỹ Xúc tiến SMEs thông qua 4 ngân hàng thương mại trong nước để tạo điều kiện tiếp cận vốn vay cho doanh nghiệp. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Lào cũng đang đẩy nhanh việc cung cấp 300 triệu USD vay từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, cũng để làm nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp SMEs.

Tại Lào, MSMEs là một khu vực quan trọng của kinh tế Lào, chiếm 99.8% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng góp hơn 16% vào GDP, tạo ra 12% giá trị xuất khẩu và cung cấp khoảng 82% tổng số việc làm.

(Nguồn: Tạp chí Lào Việt)

TAGS

Các gói hỗ trợ cần đúng với nhu cầu doanh nghiệp

Lâm Thanh |

Đến ngày 31/1/2021, thời hạn tái cấp vốn thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để thực hiện gói 16.000 tỉ đồng hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương ngừng việc cho người lao động do ảnh hưởng COVID-19 hết hiệu lực. Sau một thời gian triển khai, đến nay tỉnh Quảng Trị chỉ có 1 đơn vị được giải ngân nguồn vốn này với số tiền 135 triệu đồng để trả lương cho 81 lao động. Đây cũng là thực trạng chung của nhiều địa phương trong nước. Tại sao một chính sách ưu đãi lớn, ra đời đúng thời điểm doanh nghiệp đang “khát vốn” nhưng khi triển khai thực hiện lại có ít doanh nghiệp tiếp cận như vậy?

Hơn 200 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Xuân Đà Nẵng năm 2021

Quốc Dũng |

Ngày 26/1, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng khai mạc Hội chợ Xuân Đà Nẵng năm 2021 với sự tham gia của 300 gian hàng từ hơn 200 doanh nghiệp đến tại các tỉnh thành trong cả nước.

Mỹ bổ sung doanh nghiệp Trung Quốc vào 'danh sách đen' về kinh tế

PV |

Theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ, hai doanh nghiệp Trung Quốc bị đưa vào danh sách đen do có nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ.

Gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp

Mai Trang – Minh Dương |

Thời gian qua, công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã tạo ra những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề, việc liên kết chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để công tác đào tạo nguồn nhân lực thực sự đáp ứng nhu cầu của xã hội. Thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở dạy nghề và tạo việc làm bền vững cho người lao động được xem là giải pháp đem lại những bứt phá mới trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay.