Đưa công trình đập ngăn mặn 500 tỷ trên sông Hiếu về đích trước thời hạn

Tiến Nhất |

Ngày 16/5, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng UBND tỉnh Quảng Trị đã đi kiểm tra, khảo sát tại dự án đập ngăn mặn sông Hiếu.

Dự án đập ngăn mặn sông Hiếu nằm trong danh mục quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến năm 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Dự án có nhiệm vụ kiểm soát mặn, ngọt; cấp nước sản xuất cho 1.300 ha đất nông nghiệp và gần 200 ha đất nuôi trồng thủy sản; tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 25.000 người; kết nối giao thông bộ hai bên bờ sông Hiếu; tạo cảnh quan môi trường đô thị và phát triển du lịch...
 
 Đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và PTNT cùng UBND tỉnh kiểm tra công trình đập ngăn mặn sông Hiếu

Dự án có tổng mức vốn đầu tư 500 tỷ đồng bằng nguồn vốn trái phiếu chính phủ; được khởi công vào tháng 12/2018, thi công trong thời gian 2 năm kể từ ngày khởi công. Đến thời điểm hiện tại, dự án đã hoàn thành hơn 75% khối lượng công việc đề ra và dự kiến sẽ về đích vào cuối năm 2020, giá trị giải ngân công tác giải phóng mặt bằng tính đến 30/4/2020 đạt hơn 15 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành mục tiêu đề ra.

Hiện nay công trình đang còn gặp một số vướng mắc và đang chờ ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh Quảng Trị để hoàn thiện các bước cuối cùng tại khu đầu mối đối với công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho 1 hộ dân, nguồn vốn di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, thực hiện thu hồi đất tạm thời sang thu hồi vĩnh viễn...

Tại chuyến kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị, ông Hà Sỹ Đồng cho rằng: Đây là công trình cấp bách, công trình đa mục tiêu nằm trong quy hoạch thủy lợi khu vực miền Trung giai đoạn 2012- 2020, tính đến năm 2050. Tỉnh sẽ huy động mọi nguồn lực, tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành công trình vào tháng 10/2020, tiến tới cắt băng khánh thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17.
 
 Quảng Trị phấn đấu đưa công trình đập ngăn mặn sông Hiếu về đích trước thời hạn từ 2 – 3 tháng

Với các vướng mắc còn lại, UBND tỉnh giao Trung tâm phát triển Quỹ đất là đơn vị được giao nhiệm vụ giải phóng mặt bằng kết hợp với UBND TP.Đông Hà cùng các ngành chức năng tập trung tuyên truyền vận động người dân bàn giao phần diện tích còn lại với cơ chế chính sách, đơn giá đền bù hỗ trợ phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho người dân, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng hoàn thiện hai bên cầu sông Hiếu phục vụ tốt nhất cho đơn vị thi công, chủ đầu tư và phải hoàn thành trước 15/6/2020.

Qua kiểm tra, Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng công trình Nguyễn Thanh Hải đánh giá cao sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, đơn vị thi công trong quá trình triển khai xây dựng đập ngăn mặn sông Hiếu. Đây là công trình được đánh giá có sự phối hợp rất tốt giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT và tỉnh Quảng Trị, chất lượng công trình thi công rất đảm bảo, các nhà thầu tuân thủ đúng quy định, quy trình thực hiện hiện dự án. Từ đó, đề nghị địa phương sớm hoàn thành dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án về đích trước thời hạn.

Cục trưởng Cục Quản lý Xây dựng công trình cũng cho biết, trước tình hình biến đổi khí hậu, nhu cầu sử dụng nguồn nước đang ngày càng tăng, nhất là đối với khu vực vùng đồng bằng duyên hải. Phía Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ xem xét thứ tự ưu tiên hỗ trợ xây dựng, nâng cấp các công trình ngăn mặn, giữ ngọt giai đoạn 2021 - 2025 theo đề xuất của địa phương một cách hài hòa, hợp lý nhằm xây dựng hệ thống ngăn mặn, giữ ngọt hoàn chỉnh cũng như đảm bảo an toàn, an ninh nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt trước mắt và lâu dài.

TAGS

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm chống COVID-19 với Viện Hoa Kỳ-châu Á

PV |

Phó giáo sư, tiến sỹ Lương Ngọc Khuê là một trong ba diễn giả chính tại buổi tọa đàm trực tuyến do Viện Hoa Kỳ- Châu Á tổ chức về chủ đề ứng phó với COVID-19.

Xây chuồng lầu cho “đầu cơ nghiệp”

Hiếu Giang |

Từ lâu người nuôi bò ở thôn Bình Mỹ (thôn Bắc Bình sáp nhập với thôn Xuân Mỹ), xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) luôn xem vật nuôi này là “đầu cơ nghiệp”, là nguồn sinh kế quan trọng. Tuy vậy, vùng nuôi bò lai có tiếng này cũng là vùng rốn lũ, thường xuyên hứng chịu nhiều thiệt hại do mưa lũ. Bởi vậy, để bảo vệ đàn bò nuôi có giá trị kinh tế cao của mình, nhiều năm qua, nhiều gia đình nơi đây không ngần ngại bỏ ra số tiền hàng chục triệu đồng để xây dựng “chuồng lầu” kiên cố làm nơi… tránh lũ cho bò!

Lào dỡ bỏ hạn chế đi lại toàn quốc từ 18/5, tiếp tục đóng cửa biên giới đến 1/6

Tổng hợp |

Chiều nay 15/5, Ủy ban chuyên trách quốc gia về phòng chống COVID- 19 tổ chức họp báo về tình hình dịch bệnh tại Lào, thông báo một số biện pháp nới lỏng mới.

Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc từ trang phục truyền thống

Thanh Huyền |

Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có bản sắc văn hoá rất phong phú và đặc sắc. Trong đó, trang phục truyền thống được xem là một nét văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Trong xu thế cuộc sống dần hiện đại hoá, sự giao thoa văn hoá vùng miền mạnh mẽ như hiện nay thì trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô có phần bị mai một.