Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc từ trang phục truyền thống

Thanh Huyền |

Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trên địa bàn huyện Hướng Hoá (Quảng Trị) có bản sắc văn hoá rất phong phú và đặc sắc. Trong đó, trang phục truyền thống được xem là một nét văn hoá độc đáo cần được bảo tồn và phát huy. Trong xu thế cuộc sống dần hiện đại hoá, sự giao thoa văn hoá vùng miền mạnh mẽ như hiện nay thì trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô có phần bị mai một.

Trong chiến lược phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của huyện miền núi Hướng Hoá, việc phát huy bản sắc văn hoá dân tộc thường xuyên được chú trọng, trong đó trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô là vấn đề đặc biệt quan tâm.

Trình diễn trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô tại Phiên chợ vùng cao Hướng Hóa lần thứ nhất năm 2020
Trình diễn trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Cô tại Phiên chợ vùng cao Hướng Hóa lần thứ nhất năm 2020

Bằng nhiều cách tuyên truyền vận động phù hợp, các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có những hoạt động thiết thực, nâng cao ý thức của người dân về việc giữ gìn truyền thống trang phục của dân tộc mình

Các xã vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều cách làm hay để tăng cường hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, như: mặc trang phục truyền thống khi tham gia lễ hội, các lễ cúng bái tại làng bản; khuyến khích cán bộ mặc trang phục đến công sở vào ngày đầu tuần hoặc vào các ngày hội họp, sự kiện quan trọng của địa phương; tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, chú trọng các tiết mục biểu diễn trang phục truyền thống của dân tộc… Các tổ chức đoàn thể, đơn vị trường học trên địa bàn huyện Hướng Hoá cũng đã có nhiều hoạt động thiết thực để tuyên truyền vận động học sinh, hội viên nâng cao ý thức giữ gìn trang phục truyền thống của dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Tiêu biểu như: Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện vận động học sinh thường xuyên mặc trang phục truyền thống khi đến lớp, khi tham gia các hoạt động ngoại khoá; tổ chức giao lưu văn nghệ với các tiết mục đậm văn hoá dân tộc. Các trường tiểu học và trung học cở sở vùng dân tộc thiểu số đã đưa nội dung khuyến khích học sinh mặc trang phục truyền thống vào Quy chế ứng xử văn hoá học đường của đơn vị. Hội phụ nữ các cấp đưa nội dung khuyến khích hội viên mặc trang phục truyền thống khi tham gia các hoạt động của Hội, tạo điều kiện, hỗ trợ cho hội viên tham gia học tập và thực hiện mô hình dệt truyền thống…

Thực hiện chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, huyện Hướng Hoá đã chú trọng đưa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Vân Kiều, Pa Kô vào các chương trình, kế hoạch phát triển văn hoá - xã hội của địa phương, trong đó việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô là không thể thiếu. Các hoạt động quảng bá du lịch hay các lễ hội tại địa phương đều ghi dấu rất rõ về nét văn hoá đặc sắc này. Phiên chợ vùng cao Hướng Hoá lần thứ nhất diễn ra vào dịp Xuân Canh Tý năm 2020 thu hút đông đảo du khách cũng như bà con nhân dân trên địa bàn tham gia; tại đây đã dành riêng không gian cho việc tái hiện công việc dệt thổ cẩm của người đồng bào, biểu diễn trang phục truyền thống, trưng bày và trải nghiệm mặc trang phục truyền thống của người Vân Kiều Pa Kô; hoạt động này đã góp phần quảng bá rộng rãi về nét văn hoá đặc sắc, đồng thời nâng cao lòng tự hào của người Vân Kiều, Pa Kô về trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Trang phục truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô được coi là nét văn hoá đặc sắc cần bảo tồn và phát huy. Hiện nay, nội dung này đã được huyện Hướng Hoá đưa vào Chương trình hành động đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, qua đó để có kế hoạch bảo tồn, gìn giữ cũng như quảng bá về nét văn hoá của địa phương, góp phần xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.


TAGS

Mô hình trồng cây ổi lê Đài Loan mang hiệu quả kinh tế cao

Nguyễn Trang |

Được đưa vào thử nghiệm từ năm 2018 với qui mô 2,2 hécta trên diện tích đất chuyển đổi từ vườn cây cao su bị gãy đổ do gió bão, mô hình trồng cây ổi lê Đài Loan tại xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) được đánh giá triển vọng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Triệu Nguyên trên hành trình về đích nông thôn mới trong năm 2020

Hồ Sỹ Phùng |

Đến hết năm 2019, xã Triệu Nguyên (Dakrong, Quảng Trị) đạt được 16/19 tiêu chí xây dựng NTM. Để về đích NTM vào năm 2020 theo kế hoạch, xã Triệu Nguyên phải hoàn thành 3 tiêu chí còn lại gồm: Tiêu chí thu nhập, tiêu chí tổ chức sản xuất và tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại. Trên cơ sở những kết quả và khó khăn trong quá trình thực hiện các tiêu chí này, xã đã đưa ra nhiều giải pháp để hoàn thành các tiêu chí chưa đạt.

Ngành nông nghiệp Hải Lăng - Những thành tựu nổi bật

Linh Xuân |

Là địa phương thuộc vùng trọng điểm sản xuất lúa của tỉnh nhưng 30 năm trước đây, sản xuất nông nghiệp của huyện Hải Lăng quy mô còn nhỏ lẻ, mang tính tự cung tự cấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất còn yếu kém, thiên tai thường xuyên đe dọa vì vậy đời sống người nông dân hết sức khó khăn. Kể từ ngày lập lại huyện 1/5/1990 đến nay, từ sự hỗ trợ của tỉnh và Trung ương đặc biệt là từ những quyết sách lớn, mang tính đột phá của huyện và sự năng động sáng tạo của nông dân, ngành nông nghiệp Hải Lăng đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc.

Quyết tâm xây dựng thị trấn Krông Klang ngày càng đổi mới

Lê Văn Hải |

Phát huy những truyền thống tốt đẹp mà những thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông (Quảng Trị) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chủ động phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống người dân.