Quyết tâm xây dựng thị trấn Krông Klang ngày càng đổi mới

Lê Văn Hải |

Phát huy những truyền thống tốt đẹp mà những thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn Krông Klang, huyện Đakrông (Quảng Trị) luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chủ động phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống người dân.

Đường trung tâm thị trấn Krông Klang. Ảnh: PV
Đường trung tâm thị trấn Krông Klang. Ảnh: PV

Trong nhiệm kỳ 2015-2020, thị trấn Krông Klang đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế- xã hội. Kết cấu hạ tầng được cải thiện rõ rệt, công tác xóa đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả tích cực. Những phong tục tập quán lạc hậu dần được xóa bỏ. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng lên. Hệ thống chính trị được tăng cường củng cố, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định… Đạt được những thành quả trên là nhờ sự nỗ lực đoàn kết của cán bộ và Nhân dân trên địa bàn thị trấn.

Với quyết tâm cao thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn lần thứ III, nhiệm kỳ 2015-2020, nhiều phong trào, cuộc vận động đã được phát động trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng- an ninh như: Phong trào khai hoang mở rộng đất sản xuất; nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng; nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giỏi; đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo; cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh… Các phong trào, cuộc vận động được triển khai sâu rộng, đa dạng, phong phú cả về hình thức lẫn nội dung, thu hút đông đảo cán bộ và Nhân dân tham gia tích cực, xuất hiện nhiều gương điển hình tiên tiến. Công tác chính sách dân tộc đã được triển khai đầy đủ, toàn diện như:

Nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, quốc phòng- an ninh. Đến nay trên địa bàn thị trấn có 352 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ cá thể với khoảng 400 lao động tham gia, tăng 37 cơ sở so với năm 2015. Hoạt động giao thông vận tải tăng mạnh, toàn thị trấn hiện có 60 xe tải, xe khách, xe ô tô đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, phục vụ đời sống của Nhân dân. Mạng lưới bưu chính, viễn thông được đầu tư nâng cấp mở rộng. Đến nay hơn 70% hộ dân có phương tiện thông tin liên lạc, 100% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.

Cơ sở hạ tầng ở thị trấn ngày càng hoàn thiện, nhiều công trình trọng điểm được đầu tư như tuyến đường Hùng Vương, các tuyến nội thị, điện thắp sáng, nước sinh hoạt… Các tuyến đường nhánh tại các khóm được bê tông hóa thuận lợi cho việc đi lại, giao thương hàng hóa. Trên lĩnh vực nông, lâm nghiệp, diện tích gieo trồng cây hằng năm khoảng 344,8 ha, năng suất, sản lượng các loại cây trồng đạt khá. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân 405 tấn, đạt 135,1% so với nghị quyết đề ra. Công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được chú trọng, hằng năm trồng mới trên 37 ha. Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm, tỉ lệ thu gom rác thải và rác thải được xử lý đạt 66,7%; 95% hộ gia đình có nước sạch phục vụ sinh hoạt; 80% hộ gia đình có nhà xí hợp vệ sinh.

Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, thông qua các hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Người dân tích cực tham gia các đợt sinh hoạt chính trị, các cuộc vận động về xây dựng thôn, khóm văn hóa; xây dựng quỹ “Vì người nghèo”, quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”… Người dân tự giác xóa bỏ dần các phong tục tập quán lạc hậu trong sinh hoạt, cưới hỏi, ma chay… Đến nay đã có 5/5 khóm được công nhận đơn vị văn hóa, 3 đơn vị được công nhận đơn vị văn hóa xuất sắc, 85% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa. Phong trào thể dục, thể thao được tổ chức thường xuyên. Công tác chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân được chú trọng. Tỉ lệ khám, chữa bệnh hằng năm đạt 100%; công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ được quan tâm triển khai thực hiện thường xuyên và đạt hiệu quả cao. Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai đạt 85%; tỉ lệ sinh con thứ 3 hằng năm giảm 5%; công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được quan tâm, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng theo cân nặng bình quân giảm 3%/năm, được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Công tác giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Trung bình mỗi năm giải quyết việc làm cho 70- 75 lao động, trong giai đoạn 2015-2020 có 34 lao động tham gia xuất khẩu lao động tại nước ngoài. Thực hiện các chính sách đào tạo đặc thù cho đội ngũ cán bộ, trong 5 năm qua Đảng ủy và chính quyền thị trấn đã tạo điều kiện cho cán bộ, công chức theo học các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp. Các chính sách xã hội đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tạo ra nguồn lực, động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội. Từ đó đời sống mọi mặt của đại bộ phận người dân được nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 21 triệu đồng /người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo của thị trấn từ 369 hộ năm 2016 giảm xuống còn 237 hộ vào cuối năm 2019; tổng số hộ nghèo bình quân hằng năm giảm 4,9%. Từ việc tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chính sách dân tộc, vấn đề dân chủ ở cơ sở được phát huy, khối đại đoàn kết được tăng cường, củng cố, đặc biệt đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng, đồng thuận cao với các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ thị trấn Krông Klang xác định trong 5 năm tới tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông - lâm nghiệp, ngành nghề, thương mại, dịch vụ. Tập trung phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, khai thác tốt tiềm năng lợi thế của địa phương với mục tiêu: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, đoàn kết, đổi mới, tập trung khai thác tiềm năng lợi thế, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng, đưa thị trấn phát triển toàn diện và bền vững” xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Đakrông.

(Nguồn: Báo Quảng Trị)

TAGS

Triển khai xây dựng cầu hệ dây văng sông Hiếu

Tạ Hưng |

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Trị: sau thời gian tích cực chuẩn bị các hồ sơ thủ tục đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật, dự án cầu sông Hiếu hệ dây văng đang được liên danh nhà thầu tích cực triển khai xây dựng.

Đột phá trong xây dựng cánh đồng lớn ở Triệu Phong

Nguyễn Loan – Thanh Châu |

Xây dựng cánh đồng lớn là một trong những chủ trương mang lại bước đột phá cho ngành nông nghiệp Triệu Phong (Quảng Trị) đặc biệt là đối với cây lúa. Nhờ thực hiện chủ trương này mà năng suất lúa đã tăng gấp đôi so với thời kỳ tái lập huyện.

Dấu ấn từ xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm đổi thay trong mỗi làng quê, thôn xóm, từng ngôi nhà trên vùng quê Triệu Phong (Quảng Trị). Diện mạo mới ấy có dấu ấn của sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng lòng, chung sức của mỗi người dân Triệu Phong.

Triệu Độ thất thu dưa hấu

Hồng Lĩnh – Minh Kha |

Những ngày qua, người dân xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong  (Quảng Trị) tiến hành thu hoạch dưa hấu. Tuy nhiên, không khí vào mùa ở nơi đây không còn sôi nổi như mọi năm bởi sản lượng cũng như chất lượng dưa hấu của địa phương giảm hẳn so với những năm trước, bên cạnh đó giá dưa hấu giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID- 19.