Đột phá trong xây dựng cánh đồng lớn ở Triệu Phong

Nguyễn Loan – Thanh Châu |

Xây dựng cánh đồng lớn là một trong những chủ trương mang lại bước đột phá cho ngành nông nghiệp Triệu Phong (Quảng Trị) đặc biệt là đối với cây lúa. Nhờ thực hiện chủ trương này mà năng suất lúa đã tăng gấp đôi so với thời kỳ tái lập huyện.

Cánh đồng lớn ở HTX Thanh Liêm - Triệu Độ
Cánh đồng lớn ở HTX Thanh Liêm - Triệu Độ

Đến cánh đồng lớn của HTX Thanh Liêm xã Triệu Độ trong những ngày này mới thấy được sự thay đổi trong phương thức sản xuất cũng như thu hoạch lúa của bà con nông dân. Nếu như trước đây, bà con phải dậy từ tờ mờ sớm ra đồng gặt lúa thì giờ đây, mọi việc đã có máy móc đảm nhiệm. 3 máy gặt làm việc hết công suất, người nông dân chỉ việc ghi lại số lượng bao lúa chất lên xe chở về nhà. Có sự thay đổi lớn này là nhờ vào chủ trương xây dựng cánh đồng lớn. Những thửa ruộng nhỏ, manh mún trước đây đã được dồn điển, đổi thửa để áp dụng phương pháp canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, áp dụng được cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và sản lượng của cây lúa. Ông Nguyễn Linh Phương, Giám đốc HTX Thanh Liêm cho biết: “Việc hình thành các mô hình cánh đồng mẫu lớn đã giúp HTX cơ cấu chuyển đổi giống cây trồng hiệu quả. Áp dụng được mô hình canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo nhu cầu phát triển xanh, sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước đây bà con thường gieo sạ bằng tay nhưng nay đã áp dụng sạ hàng, năng suất nhờ đó mà tăng từ 4,5 tạ/ha nay tăng lên 60 đến 62 tạ/ha”.

Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Triệu Độ đã có trên 120 ha diện tích cánh đồng lớn với các giống chất lượng cao như: Bắc Thơm 7, HN6, TBR279. Mỗi cánh đồng lớn có diện tích tối thiểu 30ha, áp dụng quy trình sản xuất đồng bộ, đó là sản xuất cùng một giống, một thời gian và hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn đáp ứng được nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó quan trọng nhất là thay đổi phương thức sản xuất của người dân và giá trị trên một đơn vị diện tích. Ông Nguyễn Chơn Hòa, Chủ tịch UBND xã Triêụ Độ cho rằng: “Xây dựng cánh đồng lớn đã làm cho sản xuất nông nghiệp có bước phát triển rất lớn, đăc biệt là nhận thức của người dân, đồng thời có thể áp dụng để sản xuất hàng hóa, đua các giống lúa có chất lượng, năng suất cao phù hợp với nhu cầu của thị trường vào sản xuất”.

Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu của huyện, trong đó lúa là cây trồng chủ lực, thời gian qua huyện Triệu Phong đã có nhiều giải pháp để nâng cao giá trị của cây lúa.  Gần 10 năm qua, các cánh đồng mẫu lớn này đã phát huy hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh áp dụng cơ giới hóa, tập trung chỉ đạo sản xuất lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên, huyện đã tuyển chọn những giống chất lượng cao, ngắn ngày vào sản xuất, nhờ đó mà năng suất tăng gấp đôi so với trước. “Sau 30 năm tái lập huyện, trên lĩnh vực Nông nghiệp huyện Triệu Phong đã đạt được những kết quả nhất định, đó là nhờ sự chỉ đạo, lãnh đạo, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là công tác dồn điền đổi thửa, cải tạo đồng ruộng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, chọn tạo một số giống có năng suất, chất lượng cao, ngắn ngày, thay thế dần các bộ giống dài ngày, thoái hóa, năng suất thấp. Trên địa bàn huyện đến thời điểm này có 48 cánh đồng lớn, năng suất hiện tại đã tăng gấp đôi so với thời điểm năm 1990. 1991”. Ông Phan Quang Giải, Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong cho biết như vậy.

Nông dân Triệu Phong đưa cơ giới vào sản xuất
Nông dân Triệu Phong đưa cơ giới vào sản xuất

Trong tổng số 6.000 ha đất lúa, Triệu Phong đã xây dựng được 1.600 ha cánh đồng mẫu lớn, gần 85% tổng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao. Đây có thể coi là thành công, là bước đột phá lớn trong sản xuất nông nghiệp của Triệu Phong trong việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hướng tới nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao nhằm tăng  giá trị của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện.

(Nguồn: QRTV)

TAGS

Xứ Cùa hôm nay

Xuân Dũng |

Nói gì thì nói xứ Cùa vẫn là vùng núi nên cho dù có thuận lợi đến đâu vẫn tiềm ẩn những khó khăn, thử thách trong hành trình đi lên của mảnh đất này. Cho nên xứ này luôn cần đến những ước mơ và khát vọng thay đổi hiện thực. Đó chính là động lực từ trước đến nay góp phần làm thay đổi diện mạo xứ Cùa.

Thanh niên 9x khởi nghiệp thành công từ mô hình chăn nuôi vịt

Hồng Nhung |

Sáu năm khởi nghiệp với nhiều gian truân, thử thách, thế nhưng bằng sự cần cù, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nay chàng thanh niên Trần Anh Tài ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã sở hữu mô hình chăn nuôi vịt với hơn 4000 con, mang lại thu nhập hơn 150 triệu đồng mỗi năm. Anh Tài trở thành tấm gương sáng trong phong trào thanh niên khởi nghiệp tại địa phương.

Đồng bào Vân Kiều dựng xây cuộc sống mới

Văn Cần |

Vùng tây Gio Linh nằm ở phía nam sông Bến Hải một thời bị đạn bom tàn phá hầu hết những làng mạc xóm thôn. Sau chiến tranh, mặc dù gặp nhiều khó khăn thử thách, song đồng bào thiểu số nơi đây đã đoàn kết, chung lưng đấu cật cùng Nhân dân Gio Linh vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống mới.

Dấu ấn từ xây dựng nông thôn mới

Thanh Lê |

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm đổi thay trong mỗi làng quê, thôn xóm, từng ngôi nhà trên vùng quê Triệu Phong (Quảng Trị). Diện mạo mới ấy có dấu ấn của sự nỗ lực, quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền, sự đồng lòng, chung sức của mỗi người dân Triệu Phong.