Khu kinh tế hiện diện ở hầu khắp Lào

Tổng hợp |

Hiện Lào có 22 đặc khu kinh tế tại 8 tỉnh đã được phê duyệt thành lập với 1.184 công ty đăng ký và đầu tư, đóng góp nghĩa vụ ngân sách đạt hơn 809 tỉ Kíp, giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 3 tỉ USD và tạo việc làm cho 61.482 lao động.

Trả lời phỏng vấn nhân kỷ niệm 47 năm ngày Quốc khánh nước CHDCND Lào, ông Sonepaseut Dalavong Thường vụ Đảng ủy Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Xúc tiến và quản lý Đặc khu kinh tế cho biết: Với sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Chính phủ, đất nước Lào được đảm bảo an ninh trật tự, ổn định bền vững về chính trị, kinh tế phát triển liên tục, xã hội thịnh vượng, văn minh, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao.

 

Từ năm 2003, việc phát triển các đặc khu kinh tế được quan tâm phát triển không ngừng với Đặc khu kinh tế đầu tiên được Chính phủ Lào phát triển là Đặc khu Savan – Seno. Đặc khu kinh tế với thuật ngữ tiếng Anh là Special Economic Zone (SEZ) là khu vực có cơ chế quản lý đặc thù nhằm tạo điều kiện cho việc thu hút đầu tư, ứng dụng công nghệ cao và các kỹ thuật mới vào sản xuất nông sản thành hàng hóa, sản xuất sạch, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và năng lượng nhằm phát triển bền vững và thân thiện môi trường, góp phần vào tăng trưởng GDP của đất nước. Đặc khu kinh tế gồm khu công nghiệp, khu phát triển nông nghiệp, công nghiệp chế biến nhằm xuất khẩu, phát triển công nghệ thông tin, dịch vụ, thương mại, du lịch. Nói chung công tác phát triển đặc khu kinh tế mà cơ quan chức năng thực hiện hiện nay nhằm triển khai nghị quyết của Đại hội Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội đất nước trong từng giai đoạn và Luật xúc tiến đầu tư.

Hiện Lào có 22 đặc khu kinh tế tại 8 tỉnh gồm Bokeo, Luang Namtha, Luang Prabang, Oudomxay, thủ đô Viêng Chăn, Khăm Muôn, Savannakhet, Champasak với 1.184 công ty đầu tư, đóng góp hơn 809 tỉ Kíp với ngân sách nhà nước, giá trị xuất khẩu đạt hơn 3 tỉ USD, tạo việc làm cho 61.482 lao động trong đó có 32.059 lao động Lào chiếm 52%.

Về cơ bản, các đơn vị phát triển Đặc khu kinh tế có trách nghiệm trong phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện thiết yếu cho hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, Chính phủ cũng xây dựng các đơn vị dịch vụ một cửa trong công tác quản lý tại các đặc khu kinh tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.

(Nguồn: Tạp chí Lào Việt)

Xây dựng Khu kinh tế-thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Đensavẳn từ ý tưởng đến hiện thực

Hồ Đại Nam |

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tỉnh Quảng Trị đang phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án phát triển Khu kinh tế-thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo-Đensavẳn, trình Chính phủ. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Hồ Đại Nam, Ủy viên ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị, Tổ phó Tổ công tác tỉnh Quảng Trị phối hợp xây dựng đề án.

Đối thoại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế

Trần Tuyền |

Ngày 11/11, Ban Quản lý Khu kinh tế (QLKKT) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế (KCN, KKT) năm 2022.

Xúc tiến xây dựng Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo- Densavan

Nguyễn Khiêm |

Ngày 18/10/2022, tại Trung tâm Quản lý cửa khẩu tỉnh Quảng Trị (thị trấn Lao Bảo, Hướng Hoá, Quảng Trị) đã diễn ra Hội nghị tham gia ý kiến dự thảo Đề án “Xây dựng Khu kinh tế- thương mại xuyên biên giới Lao Bảo- Desavan”.

Đặc khu kinh tế nghìn tỷ ở huyện nông nghiệp tại miền Nam Lào

Tổng hợp |

Ngày 8/10/2022, Phó Chủ tịch Quốc hội Khambai Damlath cùng các ban ngành liên quan của tỉnh Champasak xuống thăm và kiểm tra các mặt công tác tại huyện Meuangkhong.