Ký ức của 'người cận vệ' Liên Xô về bà Nguyễn Thị Bình

PV |

Ông Viktor Alekseevich Petrov, nguyên thành viên Ủy ban Xô-viết ủng hộ Việt Nam, là một người hết sức thân thiết với nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris Nguyễn Thị Bình.

Theo ông Petrov, Ủy ban Xô-viết ủng hộ Việt Nam ra đời từ năm 1965. Ý tưởng thành lập ủy ban là sáng kiến của các nhà hoạt động xã hội, nghệ sĩ, họa sĩ … nổi tiếng nhất của Liên Xô và được Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ủng hộ vì sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ tăng cường đánh phá Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhiệm vụ chính của Ủy ban Xô-viết ủng hộ Việt Nam là hỗ trợ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Ông Petrov bày tỏ niềm tự hào và ấn tượng sâu sắc khi nhắc lại những sự kiện ủng hộ Việt Nam ở Liên Xô và trên toàn thế giới. Ông nhớ lại một khẩu hiệu thời kỳ đó được Ủy ban Xô-viết ủng hộ Việt Nam tuyên truyền là “Mỗi người dân Liên Xô, trước tiên là các đảng viên Cộng sản, mỗi sáng thức dậy phải nghĩ họ cần làm gì cho Việt Nam và làm gì hơn nữa để ủng hộ Việt Nam”.

Ông cho biết công nhân của hầu hết tất cả các xí nghiệp và nhà máy lớn của Liên Xô, có xí nghiệp với lượng công nhân gần 100.000 người, đều đã dành một ngày lương để đóng góp vào quỹ ủng hộ Việt Nam. Ông cũng kể câu chuyện báo “Sự thật Tiền phong”, tờ báo dành cho thiếu nhi Liên Xô, thời đó mỗi ngày xuất bản tới 20 triệu bản với những bài viết kêu gọi các thiếu nhi Liên Xô đóng góp ủng hộ thiếu nhi Việt Nam.

Trong câu chuyện thú vị của mình, ông Petrov chia sẻ nhờ những khoản tiền và vật chất ủng hộ Việt Nam to lớn như vậy, Quỹ Hòa bình Xô-viết có lúc đã tài trợ đón đến 50 đoàn Việt Nam mỗi tháng, ban đầu có thể đến Liên Xô, sau đó đến châu Âu và các nước khác trên thế giới để bày tỏ, quảng bá quan điểm của Việt Nam.

Ủy ban Xô-viết ủng hộ Việt Nam của ông cũng đã hậu thuẫn cho những phong trào quần chúng rộng lớn ủng hộ Việt Nam trên thế giới như phong trào ủng hộ Việt Nam tại Pháp, mà kết quả là việc hình thành Hội nghị Versailles ủng hộ Việt Nam; phòng trào tại Thụy Điển dưới sự lãnh đạo của luật sư, nghị sĩ Hans Göran Franck, thành lập tòa án để thảo luận về tội ác của Mỹ tại Việt Nam.

“Tôi đã tham gia nhiều phong trào ủng hộ các nước, tuy nhiên qui mô của phong trào ủng hộ Việt Nam là chưa từng có, đó là một phong trào hết sức lớn lao và lan rộng trên toàn thế giới”, ông Petrov nói.

Trong quá khứ, Ủy ban Xô-viết ủng hộ Việt Nam còn mời các binh sĩ Mỹ đào ngũ ở Việt Nam đến Moskva để thảo luận về tội ác của chủ nghĩa đế quốc Mỹ tại Việt Nam và sau đó là tại các quốc gia châu Âu.

Hồi tưởng những kỷ niệm của mình với bà Nguyễn Thị Bình, ông Petrov cho biết mình quen và bắt đầu làm việc với bà Nguyễn Thị Bình cũng trong năm 1973 bởi bà thường xuyên đến Moskva theo lời mời của Bộ Ngoại giao Liên Xô, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Và cũng cần lưu ý rằng, trước đây, các đoàn đại biểu Việt Nam phải đi qua Moskva để từ đó đến Paris tham gia đàm phán.

Ủy ban Đoàn kết với các nước Á-Phi và Ủy ban Xô-viết ủng hộ Việt Nam có trách nhiệm hỗ trợ phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam trong thời gian ở Liên Xô. Khi đó, bà Nguyễn Thị Bình thường hay gọi ông với cái tên thân mật Viktor.

“Bà ấy là người phụ nữ vĩ đại và trong tôi vẫn lưu giữ những cảm nghĩ tốt đẹp nhất về bà", ông Petrov nói về người đồng chí lâu năm.

Ông cho rằng không phải vô cớ mà bà Nguyễn Thị Bình được trao Giải thưởng V.L.Lenin danh giá về củng cố hòa bình quốc tế. Trong thời gian lưu lại tại Moskva, theo lời kể của ông, bà Nguyễn Thị Bình ở khách sạn Ukraine hoặc khách sạn Arbat (trước đây gọi là khách sạn Oktyabrskaya) và làm việc liên tục. Lịch làm việc của bà mỗi ngày luôn dày đặc.

Do thông thạo tiếng Pháp, ông đã tháp tùng bà Nguyễn Thị Bình tới gặp Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô phụ trách về Việt Nam Nikolai Firyubin, đến Xô viết Tối cao Liên Xô, thăm nhiều tổ chức xã hội, đến Ủy ban phụ nữ của nữ du hành vũ trụ Tereshkova.

“Mọi người rất ấn tượng với trí óc, sự khéo léo, thông minh và hiểu biết trong công việc của bà ấy. Bà Nguyễn Thị Bình là sự kết hợp một cách đáng ngạc nhiên giữa sự nữ tính với sự thông minh. Trong bà còn có sự mạnh mẽ đầy nam tính, một khí chất chiến đấu của người lính", ông Petrov hồi tưởng.

Theo ông Petrov, ông đã cùng bà Nguyễn Thị Bình tới phát biểu tại nhiều sự kiện quần chúng khác nhau ở Liên Xô để thu hút sự ủng hộ dành cho Việt Nam. Bà đã phát biểu tại Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov, nói chuyện tại doanh trại Sư đoàn xe tăng Taman ở ngoại ô Moskva, Trường Quân sự Kremlin mang tên Xô Viết Tối cao Cộng hòa XHCN LB Nga, ngôi trường quân sự lâu đời nhất được thành lập dưới thời lãnh tụ cách mạng V.L.Lenin và là trường sĩ quan chính đầu tiên của Liên Xô.

Ông Petrov bày tỏ niềm vinh dự được gặp 2 trong số những người phụ nữ có thể xem là vĩ đại bậc nhất của Việt Nam. Ngoài bà Nguyễn Thị Bình, ông cũng đã được làm việc với bà Nguyễn Thị Định, vị tướng huyền thoại của Việt Nam, trong một lần bà sang thăm Liên Xô.

(Nguồn: Ngày Nay)

‘Sự phục hồi của Việt Nam hậu COVID-19 rất đáng ngưỡng mộ’

Mai Hiên-Bích Hường |

Đại sứ Philippines tại Việt Nam cho biết nhờ chiến dịch tiêm chủng quyết đoán của Chính phủ, người dân ở Việt Nam đã có thể chuyển đổi an toàn và trở lại cuộc sống thường nhật trước đại dịch.

Tiến sĩ Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi thăm di tích lịch sử Thành Tân Sở

Lâm Thanh |

Ngày 2/1, Tiến sĩ Amandine Dabat, quốc tịch Pháp - hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi đến thăm di tích lịch sử Thành Tân Sở; dâng hương, dâng hoa tại Đền tưởng niệm vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ.

Vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang là do tự đốt để nhận đồ cứu trợ

Thanh Mai |

Việc làm này nhằm tạo thông tin hiếu kỳ để đăng tải trên mạng, mục đích nhận được sự ủng hộ vật chất từ người khác.

Những chậu cây cảnh đắt đỏ nhất dịp tết 2023

Thanh Mai |

Còn gần 1 tháng nữa mới đến Tết nhưng thị trường cây cảnh đã rất sôi động, nhiều loại độc lạ, đắt tiền, lên đến cả trăm triệu, thậm chí cả tỷ