Làm gì để hàng Việt vượt hàng Thái tại thị trường Lào?

PV |

Tại thị trường Lào, hàng tiêu dùng Việt Nam hiện đứng vị trí thứ hai sau hàng Thái Lan, nhưng nếu xét về tỷ trọng thì hàng Thái tiêu thụ tại Lào cao hơn hàng Việt Nam rất nhiều. Để chuyển đổi vị thế này tại thị trường Lào, hàng Việt cần nỗ lực không ít…

Theo ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương), từ năm 2016 đến 2020, kim ngạch thương mại Việt Nam – Lào luôn tăng trưởng ổn định, vượt mục tiêu trên 1 tỷ USD mà lãnh đạo cấp cao hai nước đề ra.

Đặc biệt 10 tháng năm 2021, sau thời gian thích nghi dần với dịch bệnh, kim ngạch thương mại song phương tăng trưởng rất mạnh, đạt hơn 1 tỷ USD, vượt mức cả năm 2020, tăng 14,4% so với năm 2019 khi chưa có dịch.

Cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm Việt tại Lào
Cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm Việt tại Lào

NGƯỜI DÂN LÀO TIN TƯỞNG HÀNG THÁI HƠN

Theo bà Lê Thị Phương Hoa, Tham tán thương mại Việt Nam tại Lào, thị trường Lào có rất nhiều cơ hội cho hàng Việt Nam phát triển. Đó là biên giới trải dài trên 10 tỉnh, địa lý gần nên đi lại thuận tiện, quan hệ chính trị đặc biệt (gần 60 năm), lại được chính phủ hai nước rất quan tâm.

Hơn nữa, do quan hệ đặc biệt nên hai nước rất chú trọng và có những hiệp định chỉ có riêng giữa Việt Nam và Lào, tạo nhiều ưu thế về thuế. Tuy nhiên, cũng nằm trong chính những thuận lợi đó, hàng Việt lại có nhiều khó khăn. Do Lào rất gần với Thái Lan nên hàng Việt lại phải cạnh tranh rất gay gắt với hàng Thái trên thị trường Lào.

“Hàng tiêu dùng Thái chiếm vị trí hàng đầu tại thị trường Lào bởi nhiều lý do: văn hoá và ngôn ngữ của Thái khá giống Lào nên bao bì sản phẩm của hàng Thái người Lào có thể đọc được, được thiết kế phù hợp với văn hoá Lào. Người dân Lào tiếp cận với văn hoá Thái từ bé đến lớn: xem tivi, nghe nhạc, nghe đài Thái Lan, thậm chí sử dụng sản phẩm của  Thái Lan từ bé”.

Ông Khounkham Souvanalath phân tích.

Ông Khounkham Souvanalath, Giám đốc Công ty NNC Pharma, Công ty Sản xuất và Thương mại Sài Gòn-Viêng Chăn, Chủ tịch Công ty TNHH Vimart cũng đồng tình cho rằng thuận lợi với hàng hoá Việt Nam vào Lào là được ưu đãi thuế, vận chuyển nhanh chóng. Hàng Việt rẻ hơn hàng Thái nhưng chất lượng tương đương. Hàng Việt chất lượng cao thì khá đảm bảo nhưng sản phẩm do các cơ sở sản xuất có chất lượng chưa tốt.

Trong khi lâu nay, hàng Việt Nam đưa sang Lào chủ yếu là hàng chất lượng thấp, cạnh tranh bằng giá, nhập khẩu qua con đường tiểu ngạch nên ảnh hưởng tới hình ảnh Việt Nam với người tiêu dùng Lào.

Hơn nữa các nhà sản xuất Việt Nam thường không chú trọng đến thị trường Lào nên thường không có chính sách tốt cho công ty tiếp thị và phân phối hàng Việt tại Lào.

Chính sách giá cho nhà nhập khẩu không tốt cộng với biên giới Lào – Việt khó kiểm soát dẫn tới hàng nhập lậu từ Việt Nam qua cạnh tranh giá với hàng nhập khẩu chính ngạch.

Những mặt hàng về thực phẩm chế biến có mùi vị không hợp với người Lào nhưng ẩm thực của người Lào giống người Thái. “Như mì ăn liền Việt Nam phân phối tại Lào không thay đổi khẩu vị để phù hợp với người tiêu dùng Lào, dẫn tới mì ăn liền Việt Nam vẫn không thắng hàng Thái”, ông Khounkham Souvanalath dẫn chứng.

Mặt khác, thị trường Lào với dân số chỉ hơn 7 triệu người, bằng 1/14 của Việt Nam nhưng sống rải rác trên lãnh thổ bằng 2/3 diện tích Việt Nam nên dung lượng thị trường bé, chi phí kinh doanh cao. Các thị xã của các tỉnh ở Lào cách nhau từ 130-300km, từ tỉnh này tới tỉnh kia lại rất ít các trung tâm dân cư, rất ít huyện có thị trấn nên chi phí làm thị trường khá cao khiến doanh nghiệp Việt chưa chú trọng.

XÂY DỰNG KÊNH PHÂN PHỐI

Mặc dù hàng hoá Việt đã có vị trí nhất định với người tiêu dùng Lào nhưng để nâng cao khả năng cạnh tranh được với hàng hoá Thái Lan hay Trung Quốc, ông Hưng cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược đầu tư thêm kênh phân phối, kinh doanh dài hạn để thúc đẩy xuất khẩu.

Bộ Công Thương khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy kinh doanh, buôn bán sản phẩm Việt Nam sang thị trường Lào theo định hướng xây dựng thương hiệu Việt Nam. Việc xây dựng thương hiệu Việt Nam tại thị trường Lào cần phải đi theo mục tiêu chung là xây dựng thương hiệu quốc gia.

Do đa phần người tiêu dùng Lào chỉ biết hàng Việt Nam chung chứ không phân biệt từng sản phẩm của doanh nghiệp riêng biệt, nên doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý nâng cao chất lượng sản phẩm, gây dựng thương hiệu, đẩy mạnh quảng cáo, cải tiến bao bì mẫu mã, định hướng về chất lượng nhằm tạo hình ảnh ấn tượng, kinh doanh bài bản, uy tín để tạo niềm tin với đối tác người Lào.

Đặc biệt, để thâm nhập sâu vào thị trường Lào, các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết lập mạng lưới phân phối không chỉ với hàng Việt Nam mà còn của một số nước khác. “Việc phát triển hệ thống phân phối hiệu quả cần thực hiện theo hướng phát triển truyền thống ở chợ, rồi mới đến siêu thị, bởi đây vẫn là kênh mua sắm được nhiều người Lào sử dụng”, ông Hưng nhấn mạnh.

Bên cạnh những định hướng trên, Bộ Công Thương khuyến cáo, doanh nghiệp cần chủ động nghiên cứu tìm hiểu sâu các hiệp định, thoả thuận, cam kết trong khuôn khổ đa phương và song phương giữa Việt Nam và Lào. Điều này làm căn cứ cũng như tận dụng được các ưu đãi, thoả thuận trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đồng thời, tìm hiểu lợi thế hàng hoá của Việt Nam so vói các nhà cung cấp của Thái Lan, Trung Quốc về chất lượng, giá cả, thị yếu người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu và đăng ký thương hiệu ngay từ đầu, xây dựng và mở rộng kênh phân phối. Trong quá trình xây dựng mạng lưới khách hàng, cần nâng cao dần mức độ hiểu biết thị hiếu, am hiểu pháp lý và khả năng giải quyết những tranh chấp để khai thác hết các tiềm năng.

Đề xuất cụ thể, ông Khounkham Souvanalath cho rằng với những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam như: sữa Vinamilk, trà Dr Thanh, mì Hảo Hảo, Omachi… nhưng ở Lào người tiêu dùng chưa biết đến nên khi tiếp thị tại thị trường Lào, nhà phân phối cần đầu tư vào khâu tiếp thị lại.

Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương)
Ông Đỗ Quốc Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (Bộ Công Thương)

GIÚP NGƯỜI LÀO HIỂU HƠN VỀ SẢN PHẨM VIỆT NAM

“Phân phối hàng thực phẩm tại Lào, doanh nghiệp cần thay đổi gia vị những lô sản xuất xuất sang Lào. Bao bì cũng cần thay đổi, vì tiếng Lào sẽ giúp quảng bá sản phẩm của Việt Nam đến người dân Lào thuận lợi hơn thay vì dùng tem dán”, ông Khounkham Souvanalath gợi ý và thông tin thêm: hiện tại các nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng ở Lào rất ít, chủ yếu nhập khẩu nên đây là cơ hội cho các nhà sản xuất Việt Nam hợp tác đầu tư sản xuất tại Lào.

Đối với các cơ quan chính phủ Việt Nam, theo ông Khounkham Souvanalath, cần có các chương trình quảng bá văn hoá Việt Nam tại Lào để giúp người Lào hiểu về đất nước, con người Việt Nam, từ đó hiểu về sản phẩm Việt Nam. Đồng thời, cần sự nỗ lực hơn, sáng tạo hơn trong quảng bá sản phẩm Việt Nam tại Lào. Chính phủ nên có chính sách trợ giá vé máy bay từ Lào để khuyến khích người Lào sang Việt Nam du lịch. Điều này không chỉ giúp phát triển ngành du lịch trong nước mà còn giúp giới thiệu đất nước, con người, sản phẩm của Việt Nam với người tiêu dùng Lào.

Ông Khounkham Souvanalath cũng lưu ý đến việc quản lý chặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch chất lượng thấp xâm nhập vào Lào làm ảnh hưởng tới uy tín của hàng Việt Nam tại Lào. Đây là vấn đề vô cũng quan trọng. Có như vậy, sản phẩm Việt Nam mới tạo được lòng tin tại Lào.

Cùng với đó, phải có chính sách ưu đãi hơn cho hàng Việt Nam xuất sang Lào như thuế, tín dụng… để hàng Việt tăng thị phần tại Lào, tương xứng với mối quan hệ 60 năm Việt – Lào.

(Nguồn: VnEconomy)

Siết chặt quản lý thị trường dịp cuối năm

Bảo Bình |

Những tháng cuối năm 2021, nhất là thời điểm giáp tết Nguyên đán, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thường bùng phát mạnh với thủ đoạn tinh vi, phức tạp, khó lường. Nhiều sản phẩm hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, vi phạm về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, nhãn hàng hóa, trong đó có các mặt hàng như rượu, bia, nước giải khát, mứt, bánh kẹo, gia vị, phẩm màu, nguyên liệu chế biến… Để góp phần bình ổn thị trường, lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác quản lý thị trường, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng.

Chủ động thay đổi để mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP

Lê An |

Tích cực nghiên cứu để nâng cao chất lượng, thay đổi mẫu mã sản phẩm, mở rộng các kênh phân phối, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, bán hàng online trên các nền tảng mạng xã hội như facebook, zalo… là những giải pháp của các chủ thể OCOP đang thực hiện nhằm thích ứng với những khó khăn đến từ sự cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là ảnh hưởng của COVID-19.

Thị trường hoa ‘trầm lắng’, siêu thị giảm giá ‘sốc’ dịp 20/10

Thùy Linh |

Dịp lễ Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay diễn ra trong bối cảnh chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lần thứ 4 do đó thị trường hoa tươi cũng bớt sôi động hơn mọi năm. Thay vào đó, người dân đã chọn mua sản phẩm thiết yếu và có nhiều chương trình khuyến mãi để tiết kiệm chi tiêu.

Đến lúc cần khôi phục thị trường lao động

PV |

Dịch bệnh đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, song để lại những ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và thị trường lao động. Một trong những bài toán đặt ra khi thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là cần khôi phục thị trường lao động.